Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 – Ngữ văn 12 tập 1 – Kết nối tri thức, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.
Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong các ngữ liệu duới dây:
1.Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
(Quang Dũng, Tây Tiến)
2.Trời thu thay áo mới,
Trong biếc, nói cười thiết tha.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Trả lời:
- Phép nhân hóa: Các từ ngữ “thác gầm thét” và “cọp trêu người” được tác giả sử dụng để nhân hóa, miêu tả hành động như con người => làm nổi bật sự hiểm trở và dữ dội của núi rừng Tây Tiến.
- Phép nhân hóa: Các từ ngữ “thay áo mới” và “nói cười thiết tha” được dùng để nhân hóa, thể hiện vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu và miêu tả không khí rộn ràng của những ngày giao mùa.
Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Làm rõ mục đích và cách tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Quang Dūng, Tây Tiến)
Trả lời
“Đoàn binh không mọc tóc” => những cơn sốt rét rừng khiến tóc rụng => biểu tượng cho sự khó khăn, gian khổ của những ngày hành quân.
“Quân xanh màu lá dữ oai hùm” => do ốm mà da dẻ xanh xao, nhưng khi đối diện với quân thù vẫn tỏ ra hùng dũng, hiên ngang.
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” => những người lính ra đi khi còn trẻ, mang trong lòng hình bóng của những nàng thơ, biểu tượng cho những ước mơ và tình yêu thời thanh xuân.
Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Biện pháp tu từ điệp ngữ đã được sử dụng như thế nào và đạt hiệu quả gì trong các đoạn thơ sau:
a.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thảm
Heo hút côn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước Xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Quang Dũng, Tây Tiến)
b.
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ây
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca)
Trả lời:
a.Điệp: Từ ngữ “dốc” và “ngàn thước” được lặp lại => diễn tả sự hiểm trở của những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.
b.Điệp: Cụm từ “tiếng ghi ta” được lặp lại => như tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót trước một người nghệ sĩ đã cống hiến hết mình cho tình yêu nghệ thuật.
Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh cách sử dụng biện pháp tu từ đối trong các ngữ liệu dưới đây:
a.
Gặp thời đồ điếu công thành dễ,
Lỡ vận anh hùng hận xót xa.
Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,
Tây binh khôn lối kéo Ngân Hà.
(Đặng Dung, Cảm hoài, Nguyễn Khảc Phi dịch)
b.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(Quang Düng, Tây Tiến)
Trả lời
a.Đối: “Gặp thời đồ điếu công thành dễ” >< “Lỡ vận anh hùng hận xót xa”
=> Quan niệm về thời thế: Những người anh hùng tuy chí cao nhưng nếu không gặp thời thì cũng đành ôm hận xót xa.
b.Viết lại không có phép đối:
Khi gặp thời cơ thuận lợi, việc thành công trở nên dễ dàng, nhưng khi vận số không may, người anh hùng dù có tài năng cũng không tránh khỏi nỗi buồn và tiếc nuối.
Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 – Ngữ văn 12 tập 1 – Kết nối tri thức như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.