Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng – ngữ văn 8 tập 2 – sách Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng – ngữ văn 8 tập 2 – sách Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 78 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai dòng thơ lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

… tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết công vào lập công

Em biết nhân vậy ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

– Nhân vật là Trần Quốc Toản.

– Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dòng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.

+ Trần Quốc Toản nổi tiếng với 2 giai thoại: Ông hổ thẹn, uất ức đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết vì còn quá nhỏ nên không được tham gia dự hội nghị cấp cao. Và việc ông tự tập hợp binh lính thành đội quân trẻ tuổi, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).

Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Hình dung: Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?

– Đó là đội quân trẻ tuổi, hăng hái nghĩa khí, hùng mạnh chiến đấu vì chính nghĩa, được mọi người yêu mến.

  1. Tóm tắt: Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.

Trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc diễn ra trong bối cảnh quân Nguyên đang xâm lược nước ta, nhiều nơi bị giặc chiếm đóng. Chiêu Vương Thành, con vua Trần Thái Tông, đang trên đường đi đuổi Trần Ích Tắc – kẻ đã đầu hàng giặc Nguyên, thì bị quân giặc bao vây.

Trước tình hình đó, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, cùng 600 chàng trai trẻ tìm giặc Nguyên mà đánh. Trên đường đi, Hoài Văn Hầu gặp Thế Lộc, một người có tài năng võ nghệ, cùng nhau kết nghĩa huynh đệ.

Khi đến nơi, Hoài Văn Hầu và Thế Lộc cùng nhau bày kế sách, dụ quân giặc vào sâu trong trận địa. Quân giặc vì tham lam, không ngờ bị phục kích, nên bị tổn thất nặng nề. Tướng giặc Trần Đình Thiệu bỏ chạy, quân còn lại bị Hoài Văn Hầu và Thế Lộc truy đuổi, tiêu diệt hoàn toàn.

Trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc là một trận đánh oanh liệt, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược. Trận đánh cũng cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc.

Diễn biến trận đánh:

  • Đầu trận: Quân giặc bao vây Chiêu Vương Thành.
  • Giữa trận: Hoài Văn Hầu và Thế Lộc đến cứu viện, dụ quân giặc vào sâu trong trận địa.
  • Cuối trận: Quân giặc bị phục kích, thua trận bỏ chạy.

Kết quả trận đánh:

  • Quân giặc bị tổn thất nặng nề, tướng Trần Đình Thiệu bỏ chạy, quân còn lại bị tiêu diệt hoàn toàn.
  • Chiêu Vương Thành được giải vây.

Ý nghĩa của trận đánh:

  • Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.
  • Cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc.

Trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc là một trong những trận đánh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược của dân tộc ta. Trận đánh đã góp phần làm nên chiến thắng của quân ta trong cuộc kháng chiến này.

  1. Theo dõi: Từ Chương XI đến chương XII-XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?

Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện thay đổi sang giai đoạn truyện mới, kết thúc trận đánh của Thế Lộc và Hoài Văn tuyến truyện chuyển sang câu chuyện của Chiêu Vương Thành đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc – kẻ đầu hàng quân Nguyên.

  1. Dự đoán: Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?

Đội quân sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương là đội quân của Hoài Văn Hầu.

  1. Suy luận: Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?

Là người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Trả lời:

Các sự kiện trong văn bản được kể theo 2 tuyến:

* Tuyến Hoài Văn Hầu – Thế Lộc:

+Hoài Văn Hầu chiêu mộ binh sĩ, dựng cờ “Phá cường địch báo hoàng ân”, cùng 600 chàng trai trẻ tìm giặc Nguyên mà đánh.

+ Hai đội quân của Hoài Văn Hầu và Thế Lộc gặp nhau ở vùng rừng núi hiểm trở.

– Hai đội quân kết hợp với nhau, áp dụng những kế sách đánh quân Nguyên và lập nên một số chiến công oanh liệt.

* Tuyến Chiêu Thành Vương:

+ Chiêu Thành Vương và cuộc truy bắt Trần Ích Tắc.

+ Chiêu Thành Vương lâm trận bị trọng thương, lâm vào tình thế phải liều thân, cảm tử.

+ Toán quân lạ tiếp ứng.

+ Hai chú cháu nhận ra nhau; Chiêu Thành Vương được chữa lành vết thương; Hoài Văn Hầu chia tay Thế Lộc, hội quân với các cánh quân của triều đình chuẩn bị cho trận đánh lớn.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Trả lời:

Nội dung bao quát của văn bản: văn bản kể về đoàn quân trai trẻ của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản phối hợp với đội quân của Thế Lộc, lập lên những chiến công vang dội của vùng rừng núi hiểm trở, đồng thời bất ngờ ứng cứu cánh quân lâm trận của Chiêu Thành Vương.

Những dấu hiệu cho thấy văn bản thuộc thể loại truyện lịch sử:

Các đặc điểm

của truyện lịch sử

Sự thể hiện trong văn bản

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Bối cảnh (thời gian – không gian) – Thời gian: thời kỳ nhà Trần, với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

– Không gian: Các trận đánh có thật trong lịch sử.

Cốt truyện Đa tuyến
Nhân vật Trần Quốc Toản – Hoài Văn Hầu
Ngôn ngữ Giọng điệu hào hùng, khí thế, lời văn ngắn gọn , súc tích

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Trả lời:

Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu Một số chi tiết tiêu biểu như
– Tuổi nhỏ chí lớn, dũng mãnh, tự tin…

– Giàu lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược, khát khao lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”.

– Biết cách phối hợp với Thế Lộc để phát huy mưu lược, trí dũng của đôi bên.

– Sống có tình nghĩa, biết ứng xử theo phép tắc của triều đình.

– Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại ý trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

– Cháu không biết chú lên, chậm tới vấn an, xin chú tha tội cho cháu.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?

Trả lời:

Sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương đã góp phần làm tính cách, con người nhân vật Hoài Văn Hầu nổi bật, rõ nét.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại các hình ảnh trên trong việc thể hiện chủ đề của văn bản: thể hiện chủ đề của văn bản (Ca ngợi những chiến công và lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi Hoài Văn Hầu) bởi hình ảnh người tướng trẻ cùng đoàn quân anh dũng tràn đầy nhựa sống cùng với con ngựa, lá cờ luôn kề bên mỗi lần phất cao ngọn cờ, tiếng ngựa hí là một lần đoàn quân trẻ giành được thắng lợi.

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật…)

Trả lời:

–  Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện được kể chân thật và bao quát nhất.

– Cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử: Sự vật, sự việc tinh tế, chân thật; tái hiện bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích giúp diễn biến hiện lên rõ ràng, chân thực.

– Cách dùng lời của người kể chuyện, lời của nhân vật: Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào tạo sự xúc động cho câu chuyện, giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.

Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Trả lời:

– Điểm tương đồng: Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.

– Điểm khác:

+ Trong Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: tác giả đã thêm yếu tố văn học, thẩm mỹ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.

+ Trong Đại Nam quốc sử diễn ca: Nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực.

Với những hướng dẫn soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng – ngữ văn 8 tập 2 – sách Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.