Soạn bài Phát biểu tự do
Hướng dẫn Soạn bài Phát biểu tự do chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Một vài trường hợp như:
– Giáo viên mời phát biểu trong lớp học
– Bất ngờ được phỏng vấn
– Kiểm tra miệng khi chưa học bài
– Bất ngờ được mời phát biểu trong một buổi lễ.
Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do để có thể nói lên những tâm tư, nguyện vọng, bộc lộ quan điểm cá nhân. Đôi khi phát biểu tự do giúp họ bộc lộ được niềm say mê của mỗi người đối với lĩnh vực mà mình hứng thú.
Câu 3 (trang 163 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Những phương án đúng:
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú
b) Phải bám sát chủ đề, không để bị sa đề hoặc lạc đề
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
Câu 4 (trang 164 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
a) Chủ đề cụ thể: Người trẻ nên thường xuyên đọc sách.
b) Lý do lựa chọn chủ đề: Sách có nhiều giá trị lớn cho cuộc sống của con người, đặc biệt là giới trẻ nhưng hiện nay rất ít bạn trẻ thích đọc sách, bản thân cũng là một người yêu sách.
c) Một số ý chính như:
– Đưa ra một câu chuyện liên quan đến việc đọc sách.
– Vai trò của việc đọc sách.
– Thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.
– Hậu quả của việc không đọc sách (đặc biệt nhấn mạnh).
d) Để thu hút sự chú ý của người nghe cần:
– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng
– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn, tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm, hài hước.
– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu với người nghe.
Luyện tập
Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Sưu tầm những lời phát biểu:
– Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại (Barack Obama)
– Không có gì quý hơn độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh).
– Với thế giới, bạn có thể chỉ là một người, nhưng với một người, bạn có thể là cả thế giới (Khuyết danh).
Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
– Bài phát biểu: Xin chào mọi người! Tôi là Ngân. Tôi ở đây hôm nay bởi vì tôi thích tác phẩm Những người khốn khổ. Cuốn sách này đã dạy cho tôi những bài học cuộc sống quý giá. Tác phẩm này là một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn Pháp Victor Hugo và được xuất bản vào năm 1862.
Tác phẩm này được coi là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn học thế giới thế kỷ 19. “Les Miserables” kể câu chuyện về xã hội Pháp trong 20 năm đầu thế kỷ 19, từ khi Napoléon lên ngôi vài thập kỷ sau đó. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là một cựu tội phạm cố gắng bù đắp những lỗi lầm khi còn trẻ. Bộ tiểu thuyết này không chỉ nói lên thực chất của quy luật thiện ác mà còn là một bộ bách khoa toàn thư đồ sộ về lịch sử và kiến trúc của Paris, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng và triết học. Thế kỷ 19. Đích thân nhà văn Victor Hugo đã viết cho người biên tập của mình: “Tôi tin rằng đây sẽ là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông, nếu không muốn nói là tác phẩm vĩ đại nhất”
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là “Les Mis” (viết tắt từ Les Misérables).
Tôi xin hết ạ.
– Nhận xét: Bài phát biểu đi quá sâu về tác phẩm mà cũng chưa thoát ý. Vừa thừa mà lại vừa thiếu. Thừa là đi quá sâu vào giới thiệu tác phẩm, không nói về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm. Ưu điểm là ban đầu gây được sự chú ý cho mọi người.
Với những hướng dẫn Soạn bài Phát biểu tự do chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.