Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần đọc – Ngữ văn lớp 9 Sách chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần đọc – Ngữ văn lớp 9 Sách chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm?

Trả lời:

Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm nổi bật như tính hàm súc, sự ngắn gọn, và sự phong phú về hình ảnh. Thơ thường gợi nhiều cảm xúc hơn là chỉ đơn thuần mô tả, đồng thời còn được tổ chức theo một cấu trúc đặc biệt với các yếu tố như vần, nhịp điệu, và thanh điệu.

Đọc thơ thành tiếng là rất quan trọng vì nó giúp người đọc cảm nhận sâu hơn về âm thanh và nhịp điệu của thơ, từ đó hiểu rõ hơn về cảm xúc và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Việc đọc diễn cảm giúp làm nổi bật các yếu tố nghệ thuật của thơ và mang đến sự trải nghiệm phong phú hơn.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung dưới đây đề cập đến cách trình bày thông tin nào trong văn bản thông tin?

Thông tin trong văn bản được tổ chức theo cấu trúc: 1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

  • cách trình bày thông tin theo trình tự không gian
  • cách trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin
  • cách trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả
  • cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần đọc - Ngữ văn lớp 9 Sách chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định dưới đây:

Nhân vật trong …. có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ.  Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quý, họ thường được nhân hóa, mang hình ảnh, tính cách của con người.

  • truyện thơ Nôm
  • truyện lịch sử
  • truyện truyền kì
  • truyện cười

Trả lời: Đáp án đúng là: C. Truyện truyền kì

Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản đã học ở học kì I vào bảng (nếu có):

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam Tên văn bản đã học ở học kì 1
Văn học dân gian  
Văn học viết Văn học chữ Hán – Chuyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

– Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Văn học chữ Nôm – Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

– Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

– Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)

Văn học chữ Quốc ngữ – Quê hương (Tế Hanh)

– Bếp lửa (Bằng Việt)

– Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

– Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” (Chu Văn Sơn)

– Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

– Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quý)

– Vườn Quốc gia Cúc Phương

– Ngọ Môn

– Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận

– Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

– Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)

– Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kỳ (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)

Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):

Trả lời:

A

(thể loại/ kiểu văn bản)

B

(đặc điểm)

Truyện thơ Nôm a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả
Truyện truyền kì b. Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường.
Văn bản

thông tin

c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
Văn bản

nghị luận

d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản.
Thơ đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối…
Văn bản

thông tin

e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời.

Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số điểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):

Trả lời:

Nội dung

so sánh

Truyện truyền kì Truyện thơ Nôm
Điểm giống nhau Đều phản ánh đời sống xã hội và con người, thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả.

Đều miêu tả cuộc đời nhân vật, tính cách nhân vật thông qua cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật.

Điểm khác nhau Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVII.

– Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lý hóa những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.

– Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,… Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm, ra đời từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX.

 

 

 

– Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường theo một trong hai mô hình: gặp gõ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên), hoặc mô hình nhân – quả

 

 

– Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hai tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ).

Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Bài học Tên văn bản Tác giả Thể loại Một số nét đặc sắc
Nội dung Hình thức
1 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải Thơ Bài thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 

Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng
Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà. Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân.
2 Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” Vũ Dương Quý Văn nghị luận Đánh giá đặc sắc của bài Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). Mượn hình ảnh bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị coi thường về giá trị, không được đi học, đối xử bất công, luôn luôn chịu thiệt thòi. – Sử dụng luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí, thuyết phục.

– Có sự kết hợp thông tin khách quan và ý kiến chủ quan.

3 Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn. Ngô Nam Văn bản thông tin Cung cấp thông tin chi tiết về cột cờ Thủ Ngữ để mọi người hiểu rõ hơn về việc tại sao lại có cột cờ, ý nghĩa lịch sử của di tích mang lại.

 

Sử dụng nhan đề, đề mục, sa-pô, hình ảnh minh hoạ, các kỹ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm,…) để giúp thông tin đến với người đọc rõ ràng, cụ thể hơn.
4 Dế chọi Bồ Tùng Linh Truyện truyền kì Truyện chỉ viết về một gia đình cụ thể là gia đình Thành nhưng với những tình huống may rủi xen kẽ cùng với chi tiết kì ảo đã để lại những ấn tượng khó quên vì những diễn biến bất ngờ và thú vị. Tạo nên tính chất li kì đầy chất quái dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Từ đó làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế. Sử dụng các yếu tố kì ảo.

Không gia, thời gian, bối cảnh đan xen linh hoạt, độc đáo.

Cốt truyện hấp dẫn.

5 Tiếng đàn giải oan Khuyết danh Truyện thơ Nôm Đoạn trích trên, mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lý xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lý về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

 

cốt truyện Thạch Sanh thuộc mô hình nhân quả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Sự kiện được kể sắp xếp theo trình tự khoa học, hợp lý, hấp dẫn.

Sử dụng hình ảnh thần kì.

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần đọc - Ngữ văn lớp 9 Sách chân trời sáng tạo

Câu 8 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):

Trả lời:

Loại văn bản Bài học kinh nghiệm
Văn bản nghị luận – Lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận:

+ Nắm được luận đề (vấn đề chủ yếu đưa ra để bàn luận).

+ Tiếp đó, nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng.

+ Bố cục của bài văn nghị luận luôn chặt chẽ, mạch lạc, các phần nối kết với nhau theo một trình tự lô-gíc không thể tách rời hay đảo ngược vị trí.

+ Các lý lẽ luôn đi kèm bằng chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ.

+ Quan điểm, thái độ của người viết.

Văn bản thông tin Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin:

+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.

+ Xác định được cấu trúc của văn bản.

+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.

+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.

+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.

Với những hướng dẫn soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần đọc – Ngữ văn lớp 9 Sách chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.