Soạn bài Nhớ đồng – ngữ văn 8 tập 1 – sách Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng – ngữ văn 8 tập 1 – sách Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu hỏi giữa bài
- Suy luận: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Em dựa vào đâu em xác định như vậy?
– Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.
- Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
– Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Trả lời:
– Thể thơ 7 chữ
– Trong khổ thơ thứ 2 tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Trả lời:
– “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quanh bên trong một tiếng hò”
→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
– Điệp từ “đâu”
→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:
+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.
+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.
+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
– Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:
Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài
+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù
+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại
– Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lý tưởng → khát khao tự do.
=> Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
– Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.
→ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Trả lời:
– Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lý tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.
– Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Trả lời:
– Qua bài thơ Nhớ đồng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta. Yêu quê hương và biết ơn những bậc cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài thơ Nhớ Đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ.
Những hình ảnh tưởng tượng trong bài thơ “Nhớ Đồng” không chỉ là những đường nét mỹ thuật, mà chúng còn là những cửa sổ mở ra cho tâm hồn đọc giả, đưa họ đến với một thế giới tràn ngập sắc màu và cảm xúc. Những hình tượng ấy là những viên gương phản chiếu, làm bật lên những chi tiết tinh tế của cảnh sắc và nhân vật. Khi ta đắm chìm vào những hình ảnh đó, chúng ta không chỉ thấy hình dạng bề ngoài mà còn nắm bắt được tâm trạng, hồn lực mạnh mẽ và đôi khi là những tương tác tinh tế giữa con người và thiên nhiên.
Với những hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng – ngữ văn 8 tập 1 – sách Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.