Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận – Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Tập 1)

Hướng dẫn soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận – Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản “Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận” ghi lại cuộc phỏng vấn giữa Tiến sĩ Tống Trung Tín và phóng viên. Qua cuộc phỏng vấn này, bạn đọc được cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thành Thăng Long như lịch sử lâu đời, quá trình và kết quả nghiên cứu về Kinh thành Thăng Long. Đồng thời, chúng ta còn được nghe những nhận định sâu sắc về lịch sử Hoàng thành từ Tiến sĩ Tống Trung Tín.

Câu hỏi 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của một bài phỏng vấn?

Trả lời:

Văn bản trên đã thể hiện các đặc điểm của một bài phỏng vấn như sau:

Trình bày nội dung cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Tống Trung Tín và phóng viên về Kinh thành Thăng Long.

Đây là bài phỏng vấn cá nhân, được thực hiện trực tiếp giữa Tiến sĩ Tống Trung Tín và phóng viên.

Về bố cục, bài phỏng vấn này gồm 3 phần:

  • Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát mục đích và nội dung chính của bài phỏng vấn.
  • Phần nội dung: Trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan đến Kinh thành Thăng Long.
  • Phần kết thúc: Lời cảm ơn của người phỏng vấn.

Về hình thức, bài phỏng vấn có các đặc điểm sau:

  • Phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng kiểu chữ khác nhau (câu hỏi in nghiêng, câu trả lời không in nghiêng).
  • Sử dụng câu hỏi mở để thu thập thông tin: “Với kết quả nghiên cứu trên, Tiến sĩ có nhận định gì về lịch sử Hoàng thành trước kia?”; “Xin Tiến sĩ cho biết lịch sử Thăng Long được tái hiện thế nào qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản?”

Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận - Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Tập 1)

Câu hỏi 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 Tập 1): Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao?

Trả lời:

Mục đích của văn bản là thu thập thông tin về Kinh thành Thăng Long từ công trình nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sĩ Tống Trung Tín và cộng sự, sau đó cung cấp những thông tin hữu ích này tới độc giả.

Hệ thống câu hỏi trong văn bản đã giúp người phỏng vấn đạt được mục đích vì những câu hỏi này đều xoay quanh các vấn đề quan trọng về Kinh thành Thăng Long. Chúng tập trung vào lịch sử Thăng Long thông qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, các di chỉ khảo cổ được tìm thấy dưới lớp đất của Hoàng thành, và những nhận định của người nghiên cứu đối với Hoàng thành Thăng Long.

Câu hỏi 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Theo em, nhan đề của văn bản có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

Trả lời:

Những thông tin cơ bản của văn bản bao gồm: lịch sử Thăng Long thông qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử Nhật Bản; những di chỉ khảo cổ được tìm thấy dưới lớp đất của Hoàng thành; và những nhận định về lịch sử Hoàng thành trước kia.

Nhan đề của văn bản có vai trò khái quát hóa những thông tin cơ bản, nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị khảo cổ của Hoàng thành Thăng Long mà cần được UNESCO công nhận.

Với những hướng dẫn soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận – Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.