Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46

Hướng dẫn soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 46)

Tìm đọc thêm các tác phẩm có yếu tố kỳ ảo trong văn học trung đại và hiện đại của những tác giả mà em đã được học.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 - 2

Gợi ý trả lời: 

Một số tác phẩm có yếu tố kỳ ảo mà em có thể tham khảo bao gồm: “Những ngọn gió Hua Tát,” “Con gái thủy thần,” “Những người thợ xẻ” của Nguyễn Huy Thiệp; “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ; và “Sự tích hồ Gươm” từ kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 12 Tập 1 – Trang 46)

Tìm đọc những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc tác phẩm đó.

Gợi ý trả lời: 

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 - 3

Em đã đọc truyện ngắn “Những người thợ xẻ” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm kể về cuộc sống lao động gian khổ của người dân trong bối cảnh xã hội mới, đặc biệt là nhân vật Bường – một người trải qua nhiều ngành nghề trước khi lập nên một toán thợ xẻ gỗ. Câu chuyện mở ra với những thăng trầm trong công việc và cuộc sống của họ.

Tác phẩm không chỉ phản ánh hiện thực đời sống mà còn pha trộn yếu tố kỳ ảo và lãng mạn. Chi tiết kỳ ảo như cảnh khu rừng nổi gió, những hàng cây ào ào đổ xuống và khiến bé Dĩnh tử nạn, đã tạo nên một khung cảnh ám ảnh, siêu thực. Đây không chỉ là hình ảnh tượng trưng cho sự khốc liệt của tự nhiên mà còn là lời cảnh tỉnh về đạo đức sinh thái. Qua câu chuyện, tác giả Nguyễn Huy Thiệp muốn truyền tải thông điệp rằng con người cần sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Với những hướng dẫn soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.