Soạn bài Đọc mở rộng trang 87

Hướng dẫn soạn bài Đọc mở rộng trang 87 – Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.

Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 9 Tập 1 – Trang 86)

Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì, thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật ký đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Gợi ý trả lời:

Thể loại Tên văn bản Tác giả Nội dung
Truyện truyền kì Truyện lạ nhà thuyền chài Lê Thánh Tông Câu chuyện về đôi vợ chồng thuyền chài nghèo khó, có con trai Thúc Ngư. Thúc Ngư không thích học, thường đi tìm vợ là Ngọa Vân – con nhà Hải tiên. Ngọa Vân giúp gia đình giàu có nhưng phải từ biệt khi thiên cơ bị lộ, hóa thành rồng bay về Tây Bắc.
Thơ song thất lục bát Chinh phụ ngâm khúc Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận, giãi bày nỗi lòng mong chồng chiến thắng trở về. Tác phẩm được nhiều dịch giả dịch ra thơ Nôm, nổi bật nhất là bản của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng bản dịch là của Phan Huy Ích.
Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu Câu chuyện về Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp. Sau nhiều biến cố, Vân Tiên bị mù và bị hãm hại nhưng được cứu sống và chữa lành. Kiều Nguyệt Nga thủ tiết chờ Vân Tiên và từ chối mọi lời cầu hôn. Cuối cùng, hai người đoàn tụ và kẻ ác bị trừng trị.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 87 - Kết nối tri thức Lớp 9 - 2

Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 9 Tập 1 – Trang 86)

Trao đổi với các bạn về:

– Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của 1 truyện truyền kì đã đọc.

– Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ đã đọc.

– Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

Gợi ý trả lời:

Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của một truyện truyền kì

Tiêu chí Thông tin
Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Chủ đề Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Không gian, thời gian Thời phong kiến, ở Nam Xương
Chi tiết
– Trương Sinh đi lính, để lại mẹ già và vợ trẻ Vũ Thị Thiết (Vũ Nương).
– Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng ốm và lo ma chay khi bà mất.
– Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy.
– Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
– Phan Lang cứu mạng thần rùa Linh Phi, được cứu sống dưới biển.
– Phan Lang gặp lại Vũ Nương, nhận lời nhắn gửi từ nàng.
– Trương Sinh biết vợ bị oan, lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang.
– Vũ Nương trở về trên kiệu hoa, lúc ẩn lúc hiện.
Cốt truyện
– Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
– Nỗi oan của Vũ Nương.
– Vũ Nương được giải oan.
Nhân vật chính Vũ Nương
Lời người kể chuyện Lời người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc khắc họa và làm nổi bật tính cách nhân vật, thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với nhân vật.

Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ”

Yếu tố Đặc điểm
Vần, nhịp Đan xen giữa cặp câu 7 chữ và cặp câu lục bát. Cặp câu 7 chữ mở đầu, tiếp theo là cặp câu lục bát. Ở cặp câu lục bát có sử dụng vần lưng, hiệp vần ở chữ thứ sáu của câu 6 tiếng và chữ thứ sáu của câu 8 tiếng. Ở cặp câu 7 tiếng, tiếng cuối cùng của câu 7 trên hiệp vần với tiếng cuối cùng của câu 7 ngay sau nó.
Số chữ, số dòng Cặp câu 7 chữ và cặp câu lục bát.
Ví dụ về gieo vần – Lục bát: này – bay, đường – trường.

– Cặp câu 7 chữ: trống – bỗng, vọng – bóng.

– Quy tắc thanh điệu: chen (B) – trống (T); rồi (B) – bỗng (T) – tay (B); lương (B) – rẽ (T) – bay (B); đường (B) – bóng (T) – bay (B) – ngùi (B).

Sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và lục bát

Thể thơ Đặc điểm
Lục bát Chỉ có các cặp câu lục bát kết hợp với nhau.
Song thất lục bát Có thêm cặp câu 7 tiếng, cách gieo vần đa dạng hơn, bao gồm gieo cả vần lưng và vần chân.

Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Yếu tố Đặc điểm
Cốt truyện Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đi thi, trên đường cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp. Sau đó, Lục Vân Tiên trải qua nhiều biến cố và thử thách.
Nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
Lời thoại Lời đối thoại được đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép:

– “Bớ đảng hung đồ… hại dân.”

– “Thằng nào dám tới lẫy lừng…. bốn phía phủ vây bịt bùng.”

– “Ai than khóc ở trong xe này?”

– “Tôi Kiều Nguyệt Nga… tấm lòng cùng ngươi.”

– “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… cũng phi anh hùng.”

Lời người kể chuyện Phần còn lại.

Soạn bài Đọc mở rộng trang 87 - Kết nối tri thức Lớp 9 - 3

Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 9 Tập 1 – Trang 86)

Học thuộc lòng một số đoạn trích truyện thơ Nôm và một số bài thơ song thất lục bát mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

Em chọn những đoạn trích từ truyện thơ Nôm và những bài thơ song thất lục bát yêu thích nhất để học thuộc lòng. Việc này không chỉ giúp em hiểu sâu hơn về tác phẩm mà còn rèn luyện khả năng cảm thụ văn học.

Với những hướng dẫn soạn bài Đọc mở rộng trang 87 – Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.