Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Hướng dẫn đọc 

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản chuyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.

Trả lời:

– Văn bản kể về sự việc rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”.

– Các chi tiết tương đồng, khác biệt:

+ Tương đồng: Đều rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”.

+ Khác biệt:

  • Văn bản truyện đề cao tính nghệ thuật, chú trọng chi tiết vào việc miêu tả tâm trạng, suy nghĩ… của anh Ba.
  • Tiểu sử, niên biểu đề cao tính lịch sử, chú trọng vào sự kiện lịch sử.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.

Trả lời:

Một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”:

Đuổi Tây ra khỏi nước mình; nỗi khổ của người dân mất nước…

Giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do…

Sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì…

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

– Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba”: Yêu nước, giàu bản lĩnh, ý chí, sống, hành động, phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp…

– Chi tiết tiêu biểu:

+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.

+ Tìm đường cứu nước, cứu dân.

+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì….

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba

Trả lời:

– Nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê và thuyền trưởng Lu-i Ê-đu-a Mai-sen.

– Thể hiện tính cách nhân vật anh Ba:

+ Gần gũi, thân tình, thể hiện lựa chọn dứt khoát của bản thân, nhưng cũng sẵn lòng cảm thông với hoàn cảnh riêng của bạn.

+ Kín đáo, khiêm nhường nhưng lịch thiệp, tự tin; xem mục tiêu lâu dài là quan trọng nên sẵn sàng đảm nhận công việc thấp hơn khả năng của mình.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen…; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin… có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?

Trả lời:

Tác dụng: làm nổi bật bối cảnh câu chuyện sự việc, điều kiện làm việc trên tàu của nhân vật, đồng thời tăng cường tính xác thực của câu chuyện sự việc.

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Vua Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy…)

Trả lời:

Dưới bức tranh lịch sử, một hình ảnh hiện lên trong tâm hồn, đó là chân dung của Vua Quang Trung – người hùng mặt trời trong cuộc chiến Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Bức chân dung này không chỉ là hình ảnh vững vàng của một vị vua, mà còn là biểu tượng của sức mạnh, sự quyết đoán và lòng yêu nước cháy bỏng. Vua Quang Trung, ngự trên ngôi đền vương, ánh mắt rạng ngời của ông như lòe lên ngọn đèn cháy, chiếu sáng cho đất nước đang lâm vào bóng tối. Nụ cười trên môi ông không chỉ là biểu tượng của chiến thắng, mà còn là nguồn động viên vô tận cho những tâm hồn chiến sĩ, đang hy sinh hết mình trên chiến trường. Còn Hoài Văn, nhân vật Viên Tướng Trẻ và Con Ngựa Trắng, được tôi vẽ trong tâm trí như một hình ảnh tràn đầy năng lượng và sự trẻ trung. Bức chân dung này là sự kết hợp của sự quyết đoán và tinh thần trẻ trung. Con ngựa trắng dẫn đường cho Hoài Văn, biểu tượng cho sự đoàn kết và lòng trung hiếu. Cuối cùng, anh Ba trong Bến Nhà Rồng năm ấy… hiện lên như một biểu tượng của sự kiên nhẫn và đối mặt với thử thách. Nét mặt anh chứa đựng những dấu vết của thời gian, nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của tâm hồn trải qua nhiều sóng gió.

Với những hướng dẫn soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.