Soạn bài Ba chàng sinh viên
Hướng dẫn soạn bài Ba chàng sinh viên – Sách Kết nối tri thức lớp 9 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Trước khi đọc
Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 6)
Em hiểu gì về công việc của một thám tử?
Gợi ý trả lời:
Công việc của một thám tử bao gồm việc thu thập thông tin, bằng chứng và tìm ra sự thật trong các vụ án hoặc nhiệm vụ được giao, giúp giải quyết các bí ẩn hoặc tình huống phức tạp.
Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 6)
Nêu tên một nhân vật thám tử trong tác phẩm văn học hoặc bộ phim mà em biết. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật đó.
Gợi ý trả lời:
- Nhân vật Kỳ Phát trong tác phẩm Ngôi mộ cổ.
- Cảm nhận của em về Kỳ Phát: Đây là một nhân vật trinh thám nổi bật với sự thông minh, tinh tế, sáng tạo và dũng cảm, luôn kiên định trong việc tìm ra sự thật và giải quyết những bí ẩn đầy thách thức.
Đọc văn bản
1. Theo dõi: Vụ việc mà thầy Xôm muốn Sơ-lốc Hôm giúp đỡ.
Thầy Xôm nhờ Sơ-lốc Hôm tìm ra thủ phạm đã lấy cắp đề thi.
2. Theo dõi: Thầy Xôm nghi ngờ sinh viên nào đã chép trộm đề thi?
Thầy Xôm nghi ngờ một trong ba sinh viên, trong đó Mắc Le-rờn là người bị nghi ngờ nhiều nhất.
3. Theo dõi: Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?
Oát-xơn nghi ngờ Mai Mắc Le-rờn.
4. Dự đoán: Những ai liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?
Những người có thể liên quan: Mai Mắc Le-rờn và thầy hiệu trưởng.
5. Suy luận: Lúc này, Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi chưa?
Sơ-lốc Hôm đã biết được thủ phạm.
6. Suy luận: Suy luận của Sơ-lốc Hôm về thủ phạm chép trộm đề thi.
Sơ-lốc Hôm loại trừ giả thiết người thợ in vì nếu muốn, anh ta có thể chép lại đề thi ngay tại nhà mình. Sinh viên Đao-lất Rát cũng bị loại bỏ vì khi anh ta vào phòng thầy Xôm, bản in thử vẫn cuộn lại và anh ta không biết đó là gì. Hôm còn quan sát hiện trường, đặc biệt là khung cửa sổ, và tìm thấy bằng chứng là đất sét đen cứng từ hố nhảy.
7. Đối chiếu: Những người có liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi có đúng như dự đoán của em không?
Những người có liên quan đến vụ chép trộm đề thi không hoàn toàn đúng như dự đoán của em.
Sau khi đọc
Nội dung chính: Truyện ngắn kể về cuộc thi học bổng quan trọng tại một trường đại học, với đề thi môn tiếng Hy Lạp đầy thách thức. Thầy giáo phát hiện đề thi bị xáo trộn và nhờ Hôm điều tra. Ba sinh viên bị nghi ngờ, và Hôm đã xác định được thủ phạm là một vận động viên nhảy xa. Dù biết đề trước, cậu ta từ chối dự thi vì đã có việc tại Sở cảnh sát.
Câu hỏi 1: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Tóm tắt chuỗi sự kiện của tác phẩm theo trật tự: vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt – hành trình phá án của người điều tra – công bố sự thật.
Gợi ý trả lời:
Chuỗi sự kiện của tác phẩm:
- Vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt: Thầy Xôm phát hiện có kẻ đã lén vào văn phòng của mình để chép trộm đề thi, trước khi cuộc thi học bổng quan trọng diễn ra.
- Hành trình phá án: Thám tử Sơ-lốc Hôm đến văn phòng của thầy Xôm để xem xét hiện trường và tiến hành điều tra. Dù quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng, Hôm đã xác định được ba sinh viên cùng tòa nhà với thầy Xôm là những nghi phạm chính.
- Công bố sự thật: Sơ-lốc Hôm gặp lại thầy Xôm và đề nghị ông vẫn tổ chức cuộc thi như kế hoạch. Trong một phiên “tòa” nhỏ, Hôm chỉ ra thủ phạm là Ghi-crít và người đã giúp che giấu tội lỗi của anh ta là người hầu Ben-ni-xtơ.
Câu hỏi 2: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Vụ án xảy ra ở đâu? Những dấu vết quan trọng nào đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian đó?
Gợi ý trả lời:
- Địa điểm: Vụ án xảy ra tại văn phòng của thầy Xôm.
- Những dấu vết quan trọng: Sơ-lốc Hôm đã phát hiện trên mặt bàn vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì bị gãy, một vết rách dài khoảng 3 inch, và một mẩu bột đen nhỏ lấm tấm như mùn cưa. Ngoài ra, trong phòng ngủ, anh còn tìm thấy một mẩu nhỏ màu đen có dạng hình chóp.
Câu hỏi 3: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Chỉ ra các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra. Việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra như vậy có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra:
- “Mai là thi rồi.”
- “Khi chúng tôi tới nơi, ông thầy khốn khổ đang đứng ngồi không yên. Chỉ vài giờ nữa là kỳ thi bắt đầu…”
Tác dụng:
- Tạo ra sự khẩn trương, buộc các nhân vật phải hành động nhanh chóng và quyết đoán, làm tăng tính gay cấn và hồi hộp cho câu chuyện.
- Người đọc bị cuốn vào mạch truyện, tò mò theo dõi để biết kết quả cuối cùng của cuộc điều tra.
- Thể hiện sự cấp bách của vấn đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra thủ phạm kịp thời để ngăn chặn hành vi gian lận.
- Qua đó, bộc lộ khả năng suy luận logic, phán đoán chính xác và hành động nhanh nhạy của các nhân vật.
Câu hỏi 4: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Nhằm tạo nên sự hấp dẫn của truyện trinh thám, nhà văn thường đánh lạc hướng suy luận của người đọc để cuối cùng, chân tướng sự việc lộ diện bất ngờ. Đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong truyện Ba chàng sinh viên?
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã khéo léo hướng sự nghi ngờ của người đọc vào hai nhân vật: Mai Mắc Le-rờn, người có tính cách thô lỗ, kệch cỡm và một chàng trai người Ấn Độ yêu tiếng Hy Lạp. Cả hai đều có những đặc điểm khiến người đọc dễ dàng suy luận rằng họ có thể là thủ phạm. Tuy nhiên, cuối cùng sự thật bất ngờ lộ diện, khi thủ phạm thực sự lại là Ghi-crít.
Câu hỏi 5: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Phân tích cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kỳ thi diễn ra (loại trừ giả thiết, xem xét hiện trường, tìm kiếm bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.
Gợi ý trả lời:
Cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận:
- Ông đã đến tiệm văn phòng phẩm để tìm chiếc bút có vỏ giống với mảnh vỏ bút chì tìm thấy tại hiện trường, nhưng không thành công.
- Hôm dậy từ 6 giờ sáng, đi bộ suốt hai giờ và mang về một mẫu đất sét hình chóp màu đen. Mẫu đất thứ ba được thu thập từ đúng nơi mà hai mẫu trước đã được tìm thấy.
Nhận xét về tài năng của Sơ-lốc Hôm: Sơ-lốc Hôm thể hiện sự thông minh, khả năng phán đoán nhanh nhạy, cùng với sự quan sát tinh tường, phân tích sắc sảo và suy luận logic chặt chẽ. Những kỹ năng này giúp ông đi đến kết luận chính xác và nhanh chóng về thủ phạm trước kỳ thi.
Câu hỏi 6: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Việc nhà văn để cho Oát-xơn – bạn thân của Sơ-lốc Hôm – vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Việc chọn Oát-xơn làm người kể chuyện ở ngôi thứ nhất giúp câu chuyện trở nên chân thực và đáng tin cậy hơn. Từ góc nhìn của Oát-xơn, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận và đồng cảm với những sự kiện xảy ra, cũng như hiểu rõ hơn về tài năng và tính cách của Sơ-lốc Hôm qua những gì Oát-xơn quan sát và trải nghiệm.
Câu hỏi 7: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
Bài học rút ra từ câu chuyện là: không nên làm việc xấu, vì những hành động sai trái sớm muộn cũng sẽ bị phát hiện. Sự thật sẽ luôn được phơi bày, và mọi hành vi gian dối sẽ phải trả giá.
Viết kết nối với đọc
Đề bài: (SGK Ngữ văn 9 Tập 2 – Trang 14)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên.
Gợi ý trả lời:
Trong truyện “Ba chàng sinh viên”, nhân vật Be-ni-xtơ để lại trong em nhiều suy nghĩ. Là một người hầu trung thành, Be-ni-xtơ đã vô tình phát hiện việc Ghi-crít sao chép đề thi và trốn trong phòng. Thay vì ngay lập tức vạch trần sự thật, ông chọn cách che giấu cho cậu sinh viên, không phải vì ủng hộ hành động sai trái, mà vì lòng biết ơn đối với bố của Ghi-crít, người đã giúp đỡ ông trong quá khứ. Be-ni-xtơ chăm sóc và bảo vệ Ghi-crít như một người cha, nhưng sau đó ông cũng khéo léo khuyên nhủ, hướng cậu về con đường đúng đắn. Điều này cho thấy Be-ni-xtơ không chỉ là người trung hậu và biết ơn, mà còn là người có lòng tốt, luôn mong muốn điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
Với những hướng dẫn soạn bài Ba chàng sinh viên – Sách Kết nối tri thức lớp 9 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.