Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Chuẩn bị đọc
(trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm đọc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ với bạn những cảm nhận của em về tác phẩm này.
Lời giải chi tiết:
Cuốn sách là chuyến tàu du hành ngược thời gian, đưa người đọc trở lại quãng thời gian đẹp đẽ khi còn là những cô bé, cậu bé tiểu học.
Trải nghiệm cùng Văn bản
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Xác định nội dung chính của đoạn 2.
Trả lời
Nội dung chính của đoạn 2 là gợi nhắc những kỉ niệm ùa về trong trí nhớ của Mùi, hay cũng chính là tuổi thơ của tất cả chúng ta.
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là gì?
Trả lời
Mục đích: gợi nhớ về những ngày tháng vô tư, hồn nhiên của Mùi nói riêng và của tất cả mọi người nói chung.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.
Trả lời:
– Văn bản gồm 3 phần.
+ Sa-pô: Khái quát nội dung của cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”
+ Phần 1 (đoạn 1): Nêu tên tác giả, tác phẩm và ấn tượng chung về tác phẩm.
+ Phần 2 (đoạn 2, 3, 4): Tóm tắt nội dung và đánh giá về tác phẩm, đồng thời hoài niệm về tuổi thơ.
+ Phần 3 (đoạn 5): Khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích mọi người nên tìm đọc.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nội dung chính của văn bản này là gì? Nội dung đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
– Nội dung chính của văn bản: Tóm tắt nội dung và trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
– Những chi tiết thể hiện nội dung:
+ Cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách (sa-pô).
+ Thông tin về cuốn sách: tên sách, tên tác giả, ấn tượng chung (đoạn 1).
+ Tóm tắt nội dung của cuốn sách (đoạn 2, 3), hình ảnh minh họa cho bìa sách.
+ Cảm nhận, đánh giá chi tiết của tác giả về cuốn sách (đoạn 4).
+ Khẳng định giá trị của cuốn sách và khuyến khích độc giả đọc sách (đoạn cuối).
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản; phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.
Trả lời:
Phương thức biểu đạt | Tác dụng | |
Sa-pô | Biểu cảm + nghị luận. | Thể hiện cảm xúc, đánh giá của người viết. |
Đoạn 1 | Thuyết minh + nghị luận. | Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết. |
Đoạn 2 | Thuyết minh + nghị luận. | Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện. |
Đoạn 3 | Tự sự + nghị luận. | Thuật lại nội dung câu chuyện kết hợp bàn luận. |
Đoạn 4 | Nghị luận + biểu cảm. | Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết. |
Đoạn 5 | Nghị luận. | Nhận xét về giá trị của tác phẩm. |
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy.
Trả lời:
– Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là:
+ Chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng; một cuốn sách đáng đọc.
+ thế giới kì diệu kia, lạ lùng thay
+ thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày thơ bé, hương thơm dịu ngọt của những kỉ niệm đẹp để khó phai mờ, khiến người đọc bật cười thích thú
+ vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa.
+ tác phẩm nhỏ xinh.
– Mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy: Biểu đạt cảm xúc, đánh giá của người viết về cuốn sách; thể hiện sự khuyến khích của người viết với bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.
Trả lời:
Cách đặt nhan đề đã thể hiện nội dung chính của văn bản (hồi ước tuổi thơ) và ý kiến của người viết (cuốn sách đưa người đọc về thế giới tuổi thơ).
Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào?
Trả lời:
– Mục đích viết của văn bản: Giới thiệu nội dung và cảm nhận của người viết, khuyến khích người đọc tìm đọc cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
– Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản
+ Bố cục: Sa-pô + 3 phần thể hiện rõ đặc điểm của kiểu văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách.
+ Phương tiện ngôn ngữ: kết hợp các phương thức biểu đạt thuyết minh, biểu cảm, tự sự, nghị luận.
+ Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh minh họa được sử dụng hợp lí.
Với những hướng dẫn soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ – ngữ văn 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.