Soạn bài Ôn tập ( Bài 5 ) – ngữ văn 8 tập 1- sách Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn soạn bài Ôn tập ( Bài 5 ) – ngữ văn 8 tập 1- sách Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về bài học này.
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nêu và giải thích đặc điểm chính của hài kịch. Minh hoạ một trong những đặc điểm ấy bằng các dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã học.
Trả lời:
* Các đặc điểm chính của hài kịch:
Các yếu tố chính | Đặc điểm | Dẫn chứng qua văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” |
Đối tượng kịch | Là cái xấu, cái không có giá trị, không có nội dung nhưng luôn tỏ ra là có giá trị, nội dung. | Sự khập khiễng, bất tương xứng giữa cái ngu dốt ngớ ngẩn và sang trọng học đòi của ông Giuốc-đanh. |
Xung đột kịch | Là xung đột giữa các hiện tượng xấu xa, lạc hậu trong đời sống với những cái tiến bộ của xã hội. | – Giàu có do được thừa kế nhưng lại muốn trở thành quý tộc bước chân vào xã hội thượng lưu.
– Dốt nát nhưng lại muốn học đòi làm người cao sang. |
Hành động kịch | Mang tính ngăn cản xã hội, thể hiện dưới dạng buồn cười. | Cử chỉ, động tác đi kèm với lười đối thoại của nhân vật. |
Nhân vật kịch | Là những nhân vật ngu xuẩn, tiêu cực, xấu xa, tính cách đầy nhược điểm, là đối tượng bị phê phán. | – Ông Giuốc-đanh, bác phó may và người hầu.
– Ông Giuốc-đanh ngu dốt, chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. |
Ngôn ngữ kịch | Gây cười vì sự ngớ ngẩn. | Xung quanh 1 số sự việc: bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông đính mũ. |
Thủ pháp trào phúng | Thủ pháp khoa trương, châm biếm, gây cười. | Tình tiết gây cười: bộ lễ phục hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh váo rởm hợm của ông Giuốc-đanh,… |
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, “Thuyền trưởng tàu viễn dương”.
Trả lời:
Văn bản | Chủ đề | Thủ pháp gây cười |
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục | Khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang. | – Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán.
– Nghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. |
Cái chúc thư | Khắc họa tính cách tham lam của những con người hám của, hám vật chất vì tiền mà có thể làm tất cả. | – Tình tiết gây cười được đẩy lên đến đỉnh điểm trong hành động, lời nói nhân vật.
– Xây dựng và phát triển tình huống. |
Thuyền trưởng tàu viễn dương | Văn bản đề cập, phê phán tính “sĩ diện hão”, ham thành tích của một số người trong xã hội thời kỳ đổi mới nhưng vẫn có ý nghĩa thời sự trong cả cuộc sống hôm nay. | – Tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối.
– Ngôn từ mang tính châm biếm. |
Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.
Câu: Ôi trời, ông Toàn Nha lại là nhân vật sĩ diện hão thế ư?
Trợ từ: ư
Thán từ: ôi trời
Tác dụng:
- Trợ từ “ư” dùng để biểu thị sự ngạc nhiên, sửng sốt của người viết trước hành động của nhân vật ông Toàn Nha.
- Thán từ “ôi trời” dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, ngạc nhiên của người viết trước hành động của nhân vật.
Câu trên lấy đề tài từ văn bản “Cái chúc thư” của Vũ Đình Long. Trong văn bản này, nhân vật ông Toàn Nha là một người sĩ diện hão, luôn muốn thể hiện bản thân trước mặt mọi người. Ông ta đã có hành động giả vờ chết để được mọi người thương tiếc, kính trọng. Hành động này của ông ta đã khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên.
Câu văn trên đã sử dụng trợ từ và thán từ một cách hiệu quả để thể hiện cảm xúc của người viết trước hành động của nhân vật. Câu văn cũng mang lại tiếng cười cho người đọc khi nhắc đến nhân vật sĩ diện hão là ông Toàn Nha.
Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):Theo em, vì sao khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc?
Theo tôi, khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc vì những lý do sau:
- Phần mở đầu là phần giới thiệu về vấn đề kiến nghị, nêu rõ mục đích, lý do kiến nghị. Đây là phần quan trọng, giúp người đọc hiểu được vấn đề kiến nghị là gì, tác động của vấn đề như thế nào và vì sao cần phải kiến nghị. Nếu thiếu phần mở đầu, văn bản kiến nghị sẽ trở nên thiếu mạch lạc, khó hiểu, không thể thuyết phục người đọc.
- Phần nội dung là phần trình bày chi tiết về vấn đề kiến nghị, bao gồm các nguyên nhân, hậu quả của vấn đề, các giải pháp đề xuất. Đây là phần quan trọng nhất của văn bản kiến nghị, quyết định tính thuyết phục của văn bản. Nếu thiếu phần nội dung, văn bản kiến nghị sẽ trở nên thiếu trọng tâm, không thể giải quyết được vấn đề.
- Phần kết thúc là phần tổng kết lại vấn đề kiến nghị, khẳng định lại mục đích, ý nghĩa của việc kiến nghị. Đây là phần quan trọng, giúp người đọc ghi nhớ được vấn đề kiến nghị và mục đích của việc kiến nghị. Nếu thiếu phần kết thúc, văn bản kiến nghị sẽ trở nên thiếu trọn vẹn, không có điểm nhấn.
Như vậy, mỗi phần trong văn bản kiến nghị đều có vai trò quan trọng, không thể thiếu. Nếu thiếu bất kì phần nào, văn bản kiến nghị sẽ trở nên thiếu sót, không thể đáp ứng được mục đích của việc kiến nghị.
Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Em rút ra được lưu ý gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội?
Trả lời:
– Vấn đề em trình bày ý kiến phải là vấn đề đáng quan tâm.
– Để tìm ý cần trả lời các câu hỏi: ý kiến của em về hiện tượng đó là gì? Vì sao có ý kiến như vậy? Những bằng chứng nào được sử dụng?,…
– Cần có thái độ cầu thị, lắng nghe, hòa nhã khi trao đổi ý kiến,…
Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người?
Trả lời:
– Qua các nhân vật hài kịch, chúng ta nhận ra được những hành vi chưa đúng chuẩn mực trong đời sống, từ đó hình thành lối ứng xử phù hợp với văn minh của bản thân.
– Tiếng cười trong hài kịch góp phần giúp cuộc sống vui tươi, lạc quan hơn,…
Với những hướng dẫn soạn bài Ôn tập ( Bài 5 ) – ngữ văn 8 tập 1- sách Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.