Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) trang 69 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2
Hướng dẫn soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) trang 69 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.
* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.
– Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.
– Đưa ra được lý lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ
– Bài viết đề cập đến quan điểm mà một học sinh nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu ở phần Mở bài.
– Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một học sinh (Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận).
– Những lí lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng tỏ sự phản đối là có căn cứ:
- Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai? việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao,…
- Bằng chứng cụ thể: Ông Ni-no-mi-gia, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan tỏa rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.
* Thực hành viết theo các bước
1 TRƯỚC KHI VIẾT
A. Lựa chọn đề tài
– Một số đề tài tham khảo:
- Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.
- Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.
- Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
B. Tìm ý
Ví dụ: Chọn vấn đề Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.
– Đánh giá chung vấn đề: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt với người học.
– Biểu hiện.
– Tác hại.
– Nguyên nhân.
– Giải pháp.
C. Lập dàn ý
a. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.
– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học.
b. Thân bài:
* Giải thích:
– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện:
– Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều
– Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều
– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
– Hổng kiến thức cơ bản
– Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện
– Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân:
– Chủ quan
- Do sở thích của người học
- Do năng khiếu của mỗi người
- Do ngại học, ngại nghiên cứu
– Khách quan
- Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học
- Do cha mẹ định hướng
* Giải pháp
– Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch
– Kiên quyết không học lệch
– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
c. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề
– Liên hệ bản thân
2 VIẾT BÀI
Bài mẫu tham khảo:
“Việc bỏ qua một số môn và chỉ học những môn mình yêu thích” đang là chủ đề quan trọng trong lớp tôi. Nhiều ý kiến và lý lẽ đã được đưa ra để bảo vệ quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, tôi không thể chấp nhận việc coi nhẹ các môn học của một số bạn học sinh.
Sự phát triển của công nghiệp và hiện đại hóa đã ảnh hưởng đến giáo dục, với xu hướng nhiều học sinh chỉ quan tâm đến các môn thuộc khối thi. Tình trạng này đang phổ biến, khiến cho học sinh “quay lưng” với những môn giáo dục giá trị nhân đạo, sự kiện lịch sử, và bài học về đạo đức. Tuy nhiên, mỗi môn học đều mang lại giá trị và ý nghĩa riêng, và chúng ta cần nhìn nhận chúng một cách toàn diện.
Để cải thiện tình trạng này, cần thay đổi quan điểm và hướng dẫn của giáo viên, tạo hứng thú trong giảng dạy. Phụ huynh và học sinh cũng cần nhận ra vai trò quan trọng của tất cả các môn học. Việc học tất cả các môn đều quan trọng, và chúng ta cần xác lập động lực tích cực để học tập và thi cử một cách tích cực.
3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Với những hướng dẫn soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) trang 69 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.