SOẠN VĂN BÀI NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN – SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC LỚP 11 TẬP 2
Hướng dẫn soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên – Sách kết nối tri thức lớp 11 tập 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
- Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.
– Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật.
– Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất.
- Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?
– Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ.
– Cách tác giả viết về phong trào ấy thể hiện sự tôn trọng.
- Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?
– Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật.
=> Làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
- Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?
Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện sôi nổi của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.
- Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?
Những thông tin về phong trào Thơ mới:
– Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939.
+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can… và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ….
+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….
– Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
- Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?
Có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng.
KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT
Từ những thông tin tìm hiểu được trước và sau khi đọc văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trong cuộc vận động xã hội trong buổi giao thời những năm 30 của thế kỉ trước, nhân vật Manh Manh nữ sĩ – nữ phóng viên đầu tiên của Việt Nam đã làm nên cuộc cách mạng “Nữ quyền” để đòi quyền bình đẳng giới trong xã hội; gần 100 năm sau, chúng ta đã được chứng kiến vị thế của phụ nữ đã rất khác trong xã hội hiện đại ngày nay. Cuộc sống của người phụ nữ hiện đại không chỉ còn gói gọn trong gia đình mà phải là sự thống nhất giữa gia đình và xã hội. Phái nữ của thời nay hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những em bé gái được đi học, được chăm sóc, yêu thương như bao đứa trẻ khác. Phái nữ ngày nay được thỏa sức thể hiện sự nổi trội của mình trong các lĩnh vực khác nhau, hoàn toàn được nói lên tiếng nói cá nhân trong bất kì trường hợp nào. Họ cũng có thể tự do lao động, lựa chọn ngành nghề khác nhau. Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Đó là những thay đổi to lớn mà chắc hẳn nếu nữ sĩ Manh Manh được chứng kiến, bà sẽ mỉm cười hạnh phúc.
Với những hướng dẫn soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên – Sách kết nối tri thức lớp 11 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.