Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Hướng dẫn Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO

Câu 1: (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:

  • Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận. 
  • Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác thực, gần gũi.

Câu 2: (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lý. Bởi Nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

Câu 3: (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

– Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

– Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.

Câu 4: (trang 56, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

– Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:

  • “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.
  • “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần.

=> Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi người đọc về cùng một vấn đề.

 

Câu 5: (trang 56, SGK Ngữ văn 10, tập một)

– Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.

– Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.

– Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục.

THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Đề bài: (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

*Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:

  • Tầm quan trọng của động cơ học tập;
  • Ứng xử trên không gian mạng;
  • Quan niệm về lòng vị tha;
  • Thị hiếu của thanh niên ngày nay,…

*Phương pháp giải:

  • Xác định rõ vấn đề sẽ viết.
  • Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng.
  • Viết bài.

* Viết văn bản nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập:

Dàn ý

  1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

  1. Thân bài
  2. Giải thích thế nào là động cơ học tập?

Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.

  1. Khi nào động cơ học tập được hình thành?

– Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh

– Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.

  1. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?

Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.

  1. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?

Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…

  1. Kết bài

– Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Bài mẫu tham khảo 

Học tập là một trách nhiệm quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là với học sinh. Để đạt hiệu quả trong học tập, mỗi người cần xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Động cơ học tập đóng vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

Động cơ học tập có thể hiểu là việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu học tập một cách đúng đắn. Dựa trên mục tiêu đó, mỗi người sẽ tự đặt ra những phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mặc dù mỗi người có động cơ học tập khác nhau, nhưng chung quanh mục tiêu và kết quả học tập tốt. Trên thực tế, không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập, và những người có ý thức và trách nhiệm thường xác định mục tiêu học tập đúng đắn và phấn đấu để đạt được nó. Ngược lại, những người có lực học kém và phụ thuộc vào người khác thường không có động cơ học tập rõ ràng, dẫn đến kém cỏi trong học tập.

Động cơ học tập không thể xuất hiện ngay từ khi học sinh mới bắt đầu đi học. Nó hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ trở nên rõ ràng khi học sinh có những nhận thức chính xác về việc học của mình. Có những người hình thành động cơ học tập từ rất sớm, trong khi có những người trải qua nhiều biến động tinh thần mới có được động cơ học tập. Động cơ học tập có thể chia thành hai loại: bên trong và bên ngoài. Động cơ bên trong liên quan đến mục tiêu cá nhân mà người học tự đặt ra, trong khi động cơ bên ngoài liên quan đến áp lực và tiêu chí xã hội. Cả hai loại động cơ này đều ảnh hưởng đến việc học của mỗi người, giúp họ xác định mục tiêu và hướng phấn đấu.

Vai trò của động cơ học tập là vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ động cơ học tập, người học có phương hướng và mục tiêu để đạt giấc mơ của mình. Việc học trở nên thú vị và đầy thách thức, đồng thời kết quả học tập cũng được cải thiện đáng kể.

Để có được động cơ học tập, mỗi người cần nhận thức về tầm quan trọng của việc học và xác định mục tiêu từ khi còn học trường. Hỗ trợ từ gia đình, giáo viên và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mỗi người nhận thức đúng nhiệm vụ của mình. Cha mẹ nên hỗ trợ một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn và giúp con hiểu tầm quan trọng của học tập mà không tạo áp lực. Điều này sẽ giúp mỗi học sinh xác định động cơ học tập một cách hiệu quả và tự nhiên, từ đó nâng cao thành tích học tập của họ.

Với những hướng dẫn Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.