Soạn bài Viết Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Hướng dẫn Soạn bài Viết Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí – Ngữ văn 8 Cánh Diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

  1. Định hướng

1.1. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,… Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,… nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. “Chết trong còn hơn sống đục.”.

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

– Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

– Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

– Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

  1. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Đề bài (trang 73 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”

  1. a) Chuẩn bị

– Đọc kĩ và tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: tinh thần bất khuất, không chịu sống nô lệ.

+ Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

+ Phạm vi bằng chứng cần huy động: bằng chứng thực tế; kiến thức lịch sử, địa

lí và thơ văn liên quan.

– Xem lại định hướng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

– Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng.

  1. b) Tìm ý và lập dàn ý

Tim ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Câu nói của Trần Bình Trọng có ý nghĩa gì?

+ Câu nói thể hiện tư tưởng, đạo lí sống nào? Tại sao có thể nói như vậy?

+ Tư tưởng, đạo lí sống đó đã thể hiện như thế nào (trong cuộc sống, văn học, nghệ thuật, lịch sử…)?

+ Giá trị của tư tưởng, đạo lí sống vừa nêu là gì? Cần phê phán những biểu hiện ngược lại với tư tưởng, đạo lí sống trên như thế nào?

– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài Giới thiệu Trần Bình Trọng và câu nói bất hủ.
Thân bài Phát triển các ý làm rõ cho vấn đề nêu ở mở bài:

– Giải thích câu nói:

+ Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?

+ Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

– Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:

+ Các bằng chứng từ cuộc sống và lịch sử. • Các bằng chứng từ thơ văn, nghệ thuật.

– Bình luận câu nói:

+ Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói.

+ Phê phán tư tưởng, đạo lí sống ngược lại.

Kết bài Khái quát lại các ý đã nêu và rút ra bài học cho thế hệ trẻ.
  1. c) Viết

Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Trong khi viết, cần chú ý:

– Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

– Quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài nghị luận.

– Cách chuyển ý giữa các đoạn văn (câu chuyển đoạn).

*Bài viết mẫu tham khảo:

Trần Bình Trọng, một vị anh hùng nổi tiếng của lịch sử Việt Nam, góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chống lại xâm lược của giặc Mông – Nguyên lần 2 vào năm 1285 và hy sinh vì tổ quốc. Câu nói “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc…” của ông không chỉ là biểu tượng cho tinh thần bất khuất mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ sau về lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh vì tự do.

Tinh thần bất khuất của Trần Bình Trọng đã lan tỏa rộng rãi trong toàn dân Đại Việt, tạo động lực mạnh mẽ cho cuộc chiến tranh và dẫn đến chiến thắng lịch sử tại Gò Đống Đa. Ông không bao giờ chấp nhận sự mua chuộc bằng vinh quang hay giàu có, mà luôn sẵn sàng hy sinh tính mạng vì lợi ích của đất nước. Câu chuyện của Trần Bình Trọng không chỉ là một sự kiện lịch sử mà còn là biểu tượng cho ý chí kiên cường trước mọi khó khăn.

Tác phẩm “Đại Nam quốc sử diễn ca” của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đã tôn vinh Trần Bình Trọng như một nguồn động viên vĩ đại:

“Trần Bình Trọng là tôi trung,

Thà làm Nam quỷ, chẳng lòng Bắc vương.”

Tinh thần không khuất phục của ông không chỉ là nguồn cảm hứng cho thời kỳ đương nhiên mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người con Việt Nam. Việc tưởng nhớ công lao của Trần Bình Trọng không chỉ là nâng cao lòng tự hào dân tộc mà còn khuyến khích tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Những nguyên tắc và phẩm chất mà ông đại diện vẫn là nguồn động viên vững chắc cho con đường phát triển của đất nước.

  1. d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d (trang 28) và đối chiếu và dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết:

Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng; câu chuyển đoạn trong bài nghị luận

  1. a) Cách thức

– Để có sức thuyết phục, văn nghị luận đòi hỏi việc trình bày vấn đề, nêu ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phải gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Vấn đề và ý kiến thường nêu khái quát ở phần mở bài; nhiều văn bản thường

nêu vấn đề ở nhan đề bài viết.

+ Vấn đề và ý kiến được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng theo cách: nêu các ý lớn, tập trung làm sáng tỏ cho vấn đề, ý kiến; mỗi ý lớn là một đoạn văn.

Đoạn 1 (ý 1)

Đoạn 2 (ý 2)

= > Làm rõ vấn đề, ý kiến

Mỗi đoạn văn gồm các lí lẽ và bằng chứng tập trung làm sáng tỏ cho ý lớn. Ví dụ:

– Đoạn 1 (ý 1)

+ Lí lẽ

+ Dẫn chứng: …

= > Làm rõ ý 1

– Câu chuyển đoạn: Để bài văn liền mạch, gắn bó nội dung giữa các phần với nhau, khi viết, cần chú ý có các câu chuyển đoạn.

  1. b) Bài tập (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2 – Cánh diều):

– Dựa vào dàn ý đã làm trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước, hãy lập sơ đồ quan hệ giữa các đoạn văn trong phần thân bài.

– Viết câu chuyển đoạn từ phần 1 (giải thích câu nói) sang phần 2 (chứng minh tính đúng đắn của câu nói)

Trả lời:

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Ngắn nhất Soạn văn 8 Cánh diều

– Sơ đồ quan hệ giữa các đoạn văn trong phần thân bài

– Câu chuyển đoạn: “Hiểu được ý nghĩa của câu nói của Trần bình Trọng ta càng thêm trân trọng những gì ông đã làm cho đất nước.”

Với những hướng dẫn Soạn bài Viết Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí – Ngữ văn 8 Cánh Diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.