Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

Hướng dẫn Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

Kiểu bài:

Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quy trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

  • Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lý các kết quả nghiên cứu.
  • Ngôn ngữ chính xác, khách quan.
  • Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.
  • Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.
  • Bố cục bài viết đảm bảo các phần:

Nhan đề: khái quát được đề tài nghiên cứu.

Tóm tắt: nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: nêu khái niệm, lý thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả nghiên cứu với các lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

Kết luận: khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

Tài liệu tham khảo: sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả (trình tự alphabet), tên tài liệu, năm xuất bản, nhà xuất bản (trình tự alphabet).

Đọc ngữ liệu tham khảo: 

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA HỌC SINH KHỐI 10

TRƯỜNG D. K VỚI HÒ NAM BỘ 

Câu 1: (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Bài viết trên đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục cần có của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 2: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Nhan đề và phần Tóm tắt của bài khá ngắn gọn, nhằm nêu lên những ý chính về đề tài nghiên cứu trong bài.

Câu 3: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Các câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu của văn bản là:

  • Liệu các bạn học sinh có nghe đến điệu hò Nam Bộ chưa?
  • Bạn có ý định tìm hiểu về Nam Bộ không?
  • Mức độ quan tâm của học sinh đối với hò Nam Bộ như thế nào?

Câu 4: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học:

  • Điều tra.
  • Phỏng vấn học sinh trường Đ.K với phiếu hỏi

 Câu 5: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Phần cước chú và trích dẫn có chức năng:

  • Phần trích dẫn và cước chú giúp tạo độ tin cậy, rõ ràng của thông tin và kết quả trong báo cáo.

– Khi trình bày trích dẫn cần phải ghi rõ, đánh dấu in đậm hoặc in nghiêng để nổi rõ tiêu đề trích dẫn

Câu 6: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu.

– Bài học: Khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cụ thể, cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp với kết quả mình nghiên cứu được.

Câu 7: (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp đứa điệu hò Nam Bộ đến gần hơn với giới trẻ.

THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Bài mẫu tham khảo

Giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa cồng chiêng

Văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2005. Văn hóa cồng chiêng là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  1. Giá trị của văn hóa cồng chiêng

Văn hóa cồng chiêng có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cồng chiêng là một biểu tượng của văn hóa, là niềm tự hào của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, nó còn là một bộ phận quan trọng của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cồng chiêng được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc thiểu số, thể hiện những giá trị văn hóa, tinh thần của các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, cồng chiêng là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cồng chiêng có âm thanh vang vọng, hùng tráng, thể hiện những cảm xúc, tâm tư, tình cảm của con người.

Và cuối cùng, Văn hóa cồng chiêng có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Cồng chiêng là một điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

  1. Những thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên, khiến cho nhiều người dân các dân tộc thiểu số rời bỏ quê hương, sống ở thành thị. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực để kế thừa và phát huy văn hóa cồng chiêng.

Sự du nhập của các giá trị văn hóa ngoại lai đang làm ảnh hưởng đến giá trị của văn hóa cồng chiêng. Nhiều người dân các dân tộc thiểu số đang dần quên đi giá trị của văn hóa cồng chiêng, thay vào đó là tiếp nhận các giá trị văn hóa ngoại lai.

Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng cần có nguồn kinh phí lớn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng còn hạn chế.

III. Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm các giá trị của văn hóa cồng chiêng, để lưu giữ và phát huy các giá trị đó.

Tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ truyền dạy các giá trị của văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Kết luận

Văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng là một nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng.

Với những hướng dẫn Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.