Soạn bài Viết bài văn Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Hướng dẫn soạn bài Viết bài văn Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Sách Cánh Diều – Ngữ Văn Lớp 6 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

1. Ngữ Văn 6 Cánh Diều phần Định hướng

a) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc có tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).

b) Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết, có tích không phải là chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu; thêm một vài chỉ tiết; thêm các yếu tổ miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

c) Lựa chọn truyện: Nếu đề bài không yêu cần kể một truyện nhất định, em nên chọn một truyện em thích.


>> Có thể bạn quan tâm: Soạn bài thánh gióng sách cánh diều


2. Ngữ Văn 6 Cánh Diều phần Thực hành

Bài tập: Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”.

a) Chuẩn bị

– Đọc lại truyền thuyết Thánh Gióng; ghi lại những sự kiện chính; tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng.

– Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào (trong đó có cách kết thúc truyện).

Hướng dẫn

* Sự việc chính:

(1) Sự ra đời của Gióng;

(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3) Gióng lớn nhanh như thổi;

(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời.

– Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm có thể thêm vào

(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.

(8) Những dấu tích còn lại của truyện Thánh Gióng.

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện gì?

+ Truyện có những sự kiện và nhân vật chính nào?

+ Diễn biến của câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

+ Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của truyện này như thế nào?

+ Truyện gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:

Mở bài: Giới thiệu việc em kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

Thân bài: Dựa vào các sự kiện chính trong truyện Thánh Gióng đã học, hãy kể bằng lời văn của em. Ví dụ, kể theo trình tự sau:

* Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.

+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

+ Gióng ra trận đánh giặc.

+ Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay vẻ trời.

+ Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.

+ Gióng còn để lại nhiều dấu tích.


>> Xem thêm: Soạn bài Thạch Sanh sách cánh diều


3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.

Hướng dẫn:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện về người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà

+ Diễn biến của câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) dựa theo các sự kiện chính như đã nêu ở phần chuẩn bị

+ Có thể thêm bớt, thay đổi từ ngữ, cách đặt cây, thêm một vài chi tiết có yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc tưởng tượng thêm cái kết khác cho câu chuyện hấp dẫn hơn

+ Truyện cho em lòng biết ơn những người anh hùng đã xả thân bảo vệ hòa bình đất nước, tinh thần yêu nước quyết tâm xây dựng và bảo vệ non sông đất Việt

Bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”

Vào thời kỳ xa xưa, trong thời đại của Hùng Vương thứ sáu, đất nước Việt Nam đang chịu sức ép từ kẻ thù xâm lược. Trong một ngôi làng nhỏ, có một cặp vợ chồng già nghèo đói, sống bằng công việc làm ruộng. Họ luôn khao khát có một đứa con để giúp đỡ và bảo vệ đất nước.

Một ngày, người vợ đi lang thang trên cánh đồng và phát hiện một vết chân to lạ lùng. Điều kỳ diệu là khi bà ướm thử chân mình vào vết chân đó, bà mang thai và sinh ra một đứa bé có tên là Gióng. Đứa bé không giống ai khác, không biết nói, không biết đi, chỉ biết cười và luôn nằm yên một chỗ.

Nhưng khi đất nước gặp nguy cơ bị xâm lược, sức mạnh phi thường của Thánh Gióng bắt đầu hiện hình. Nghe tin đất nước lâm nguy, Gióng lớn nhanh như gió, cưỡi một chiếc ngựa làm từ sắt và mặc bộ giáp sắt. Anh ta xuất hiện như một hiện tượng, dẹp sạch quân thù, bảo vệ hòa bình cho đất nước.

Chiến công anh dũng của Thánh Gióng trở thành truyền thuyết, là nguồn động viên cho những người lính và là niềm tự hào của nhân dân. Sau chiến thắng, Thánh Gióng trở lại núi Hòn Đô, để lại câu chuyện của mình như một bài học về lòng yêu nước và lòng dũng cảm. Truyền thuyết “Thánh Gióng” vẫn tồn tại và truyền miệng qua các thế hệ, làm giàu thêm tinh thần anh hùng trong tâm hồn người Việt.

Với những hướng dẫn soạn bài Viết bài văn Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Sách Cánh Diều – Ngữ Văn Lớp 6 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.