Soạn bài Viết bài thuyết minh tổng hợp

Hướng dẫn Soạn bài Viết bài thuyết minh tổng hợp – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

1) Định hướng

1.1) Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như “Phải coi luật pháp như khi trời để thở”, Tạ Quang Bửu – “Người thầy thông thái”, “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau:

Yếu tố Ví dụ
Tự sự – “Sáng hôm đó, giờ giải lao, một nhóm công nhân vào phòng ở của họ hút thuốc.”

– “Năm ngoái có dịp về quê, ghé thăm người bạn cũ, tôi được nghe một chuyện đau lòng.”

Miêu tả – Vừa mở cửa, khỏi trong phòng mù mịt, lửa cháy mấy bộ quần áo bảo hộ lao động để dưới sàn nhà và leo lên cả chăn nệm của cái giường tầng dưới.”

– “Hai công nhân Việt Nam áo quần ướt sũng, mặt xanh như tàu lá …”

Nghị luận – “Thử hỏi nếu những hành khách kia thực sự có văn hoá, hiểu biết luật pháp và việc xử phạt của nhà nước nghiêm minh thì có ai dám đùa theo kiểu đó?”
Thuyết minh – Việt Nam là một trong những nước có số vụ tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới. 276 873 vụ tai nạn giao thông làm 113 754 người chết và 296 592 người bị thương tật trong 15 năm gần đây (1990 – 2005). Chỉ tính riêng năm 2005 có tới 12 048 người chết.”
Biểu cảm – “Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xoá số dân số của hai xã cổ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào!”

1.2) Để viết bài thuyết minh tổng hợp (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận), các em cần chú ý:

– Xác định đề tài cho bài viết.

– Xem xét cách thức triển khai, trình bày nội dung thông tin như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả.

– Suy nghĩ cách kết hợp các yếu tố (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; kênh chữ, kênh hình) trong bài viết sao cho hợp lí.

– Tìm hiểu nội dung các yêu cầu thực hành viết qua bốn bước.

2) Thực hành

2.1) Thực hành viết theo các bước

Bài tập: Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.

a) Chuẩn bị

– Tìm hiểu đề văn để biết các thông tin chính trước khi viết.

   + Trọng tâm cần làm rõ: giới thiệu về phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam.

   + Kiểu văn bản chính: thuyết minh tổng hợp.

   + Phạm vi dẫn chứng: dẫn chứng thực tế, kiến thức lịch sử và thơ văn liên quan.

   + Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và phần Đọc hiểu các văn bản thông tin tổng hợp trong Bài 4

– Đọc kĩ các nội dung nêu ở mục 1. Định hướng

– Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (các bài viết, tranh, ảnh và thông tin, những câu chuyện về người Việt Nam….)

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

   + Người Việt Nam có những phẩm chất tiêu biểu nào?

   + Phẩm chất truyền thống và những phẩm chất mới là gì?

   + Những biểu hiện cụ thể về phẩm chất của con người Việt Nam?

   + Nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của phẩm chất người Việt trong cuộc sống và lịch sử dân tộc?

   + Em có những phẩm chất gì của người Việt Nam?

– Lập dàn ý cho hải viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

  • Giới thiệu về chủ đề thuyết minh: phẩm chất của con người Việt Nam
  • Nêu những phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam

Thân bài

  • Phẩm chất yêu nước, trung thành
    • Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người Việt Nam
    • Trung thành là đức tính thể hiện sự gắn bó, thủy chung với quê hương, đất nước
    • Biểu hiện của phẩm chất yêu nước, trung thành của con người Việt Nam:
      • Trong lịch sử: đã có biết bao tấm gương anh hùng, liệt sĩ hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc
      • Trong thời đại ngày nay: vẫn luôn có những người con ưu tú của đất nước ra sức cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Phẩm chất cần cù, chịu khó
    • Cần cù là đức tính luôn chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó khăn, gian khổ
    • Chịu khó là đức tính luôn kiên trì, nỗ lực để vượt qua khó khăn, thử thách
    • Biểu hiện của phẩm chất cần cù, chịu khó của con người Việt Nam:
      • Trong lao động: luôn cần mẫn, chăm chỉ, không ngại khó khăn
      • Trong học tập: luôn chăm chỉ, nỗ lực, không ngại khó khăn
      • Trong cuộc sống: luôn cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn
  • Phẩm chất đoàn kết, tương thân tương ái
    • Đoàn kết là tinh thần gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong cùng một cộng đồng
    • Tương thân tương ái là tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cùng một cộng đồng
    • Biểu hiện của phẩm chất đoàn kết, tương thân tương ái của con người Việt Nam:
      • Trong lịch sử: đã có biết bao tấm gương về tình đoàn kết, tương thân tương ái của con người Việt Nam
      • Trong thời đại ngày nay: vẫn luôn có những người con của đất nước biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

Kết bài

  • Khẳng định lại những phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
  • Nêu ý nghĩa của những phẩm chất đó

c) Viết

Dựa vào dàn ý để viết bài thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất con người Việt Nam. Trong khi viết, chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, kênh chữ, kênh hình,…

* Bài văn mẫu tham khảo:

Con người Việt Nam là một cộng đồng dân tộc có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, con người Việt Nam đã hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp, trở thành niềm tự hào của dân tộc.

Một trong những phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam là tinh thần yêu nước, trung thành. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người Việt Nam, thể hiện lòng gắn bó, tự hào với quê hương, đất nước. Trung thành là đức tính thể hiện sự gắn bó, thủy chung với quê hương, đất nước. Trong lịch sử, đã có biết bao tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại ngày nay, vẫn luôn có những người con ưu tú của đất nước ra sức cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phẩm chất khác cũng rất đáng quý của con người Việt Nam là cần cù, chịu khó. Cần cù là đức tính luôn chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó khăn, gian khổ. Chịu khó là đức tính luôn kiên trì, nỗ lực để vượt qua khó khăn, thử thách. Trong lao động, con người Việt Nam luôn cần mẫn, chăm chỉ, không ngại khó khăn. Trong học tập, con người Việt Nam luôn chăm chỉ, nỗ lực, không ngại khó khăn. Trong cuộc sống, con người Việt Nam luôn cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn.

Cuối cùng, con người Việt Nam còn có phẩm chất đoàn kết, tương thân tương ái. Đoàn kết là tinh thần gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong cùng một cộng đồng. Tương thân tương ái là tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cùng một cộng đồng. Trong lịch sử, đã có biết bao tấm gương về tình đoàn kết, tương thân tương ái của con người Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, vẫn luôn có những người con của đất nước biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc. Những phẩm chất đó đã góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn, giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được những thắng.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần viết, mục d (trang 28), đối chiếu với dân ý để văn đã làm ở bài này.

2.2) Rèn luyện kĩ năng viết: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp

a) Cách thức

Các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp đã học ở lớp 8. Để viết các đoạn văn này, trước hết, cần xác định ý khái quát của đoạn. Chẳng hạn, Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái là một ý khái quát của đề bài nêu ở mục 2.1. Thực hành. Ý này sẽ là câu chủ đề để em triển khai đoạn văn theo một trong ba kiểu đã học (diễn dịch, quy nạp, phối hợp).

b) Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba kiểu (diễn dịch, quy nạp, phối hợp).

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

– Diễn dịch: Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái. Đây là một trong những truyền thống quý báu của ông cha ta từ bao đời nay. Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” là một trong những minh chứng cho lòng nhân ái giữa người với người của nhân dân ta. Chính nhờ tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Từ đó, để phát huy truyền thống giàu lòng nhân ái đó, chúng ta cần cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, tạo nên một xã hội phát triển tốt đẹp. 

– Quy nạp: Trong xã hội hiện nay, khi người với người có quá nhiều rào cản để bày tỏ tình cảm và trao đi yêu thương lẫn nhau thì lòng nhân ái chính là điều quan trọng và quý giá nhất để gắn kết cộng đồng. Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài. Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,… đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày. Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa… Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu. Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới. Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái. 

– Phối hợp: Lòng nhân ái chính là tình yêu thương của con người với con người, là sự giúp đỡ, sẻ chia trong khó khăn, hoạn nạn. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại xã hội phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của con người ngày một nâng cao, thì việc quan tâm giúp đỡ những người còn nghèo khó, là việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ, lòng nhân ái là truyền thống, là phẩm chất tốt đẹp quý giá nhất, của con người Việt Nam.  Xã hội còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều những hoàn cảnh rất đáng thương cần sự hỗ trợ của cộng đồng. Nhiều người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Biết bao trẻ em, người già không có nổi manh áo, tấm chăn vào những ngày giá rét; các gia đình sống trong những mái nhà tranh không đảm bảo che mưa che, nắng; trẻ em không được đến trường không nhận được tình yêu thương chăm sóc của người thân. Đặc biệt những những người khuyết tật không có khả năng lao động, nhiều người yếu thế tàn tật sống bằng trợ cấp của Nhà nước, họ gặp nhiều khó khăn hơn nữa, do vậy, cần lắm những tấm lòng nhân ái, hỗ trợ tinh thần vật chất cho họ. Tình người ấm áp tạo thêm niềm tin và động lực để hướng cuộc sống tới những điều tươi đẹp hơn. Trong cuộc sống, tình yêu thương, nhân ái, sẻ chia của những tấm lòng thiện nguyện luôn là truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, đẫm tính nhân văn gắn kết những trái tim lại với nhau, thể hiện trách nhiệm và tình cảm mà chúng ta trao cho nhau với tấm lòng thiện nguyện vì cộng đồng. Những tấm gương về “lòng nhân ái” và các chương trình hỗ trợ làm cho chúng ta cảm động, tự hào về con người Việt Nam, bình dị mà trong sáng biết bao. Cô giáo Nguyễn Thị Ái Vân (Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái) đã gắn bó với các em khuyết tật 16 năm. Bất chấp công việc ở trường hết sức khó khăn, gian khổ; song sau mỗi năm, nhiều  học sinh đã rời ngôi trường đặc biệt này, có một cuộc sống tốt đẹp hơn và tìm được công việc phù hợp, đó chính là miền hạnh phúc của cô, cô là tấm gương thật đáng trân trọng về lòng nhân ái của con người. Lòng nhân ái của người Việt Nam sẽ tiếp tục và mãi mãi đi cùng thời gian, giúp cho chúng ta xích lại bên nhau, gắn kết bền chặt với tinh thần của một Dân tộc yêu hòa bình, quyết tâm đoàn kết bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

Với những hướng dẫn Soạn bài Viết bài thuyết minh tổng hợp – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.