Soạn bài Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

Hướng dẫn Soạn bài Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch – Ngữ văn 8 Cánh Diều chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

  1. Định hướng

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Bài này sẽ tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng…) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả…).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

– Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

– Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

– Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

– Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

– Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

– Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

  1. Thực hành

Đề bài (trang 95 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ).

  1. Chuẩn bị

– Đọc lại đoạn trích Đổi tên cho xã, huy động những hiểu biết có được sau khi học các văn bản ở bài 4.

– Xác định các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích để tập trung làm sáng rõ khi phân tích.

b.Tìm ý và lập dàn ý

 – Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Tình huống của đoạn trích là gì? Có những nhân vật nào?

+ Các nhân vật có đặc điểm gì, đại diện cho kiểu người nào?

+ Hành động và lời thoại của các nhân vật được khắc họa ra sao?

+ Có những chi tiết vô lí, gây cười nào thể hiện tính hài kịch của đoạn trích?

+Có những xung đột nào trong đoạn trích? Kết quả giải quyết là gì?

+ Em có nhận xét gì về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?

– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài Giới thiệu đoạn trích Đổi tên cho xã (xuất xứ, vị trí, thể loại, tác giả); nêu ấn tượng, cảm nhận chung về đoạn trích.
Thân bài + Khái quát nội dung đoạn trích và nêu tình huống kịch.

+ Lí giải về xung đột và việc giải quyết xung đột thể hiện trong đoạn trích. + Phân tích đặc điểm nổi bật của một số nhân vật, qua đó, thấy được ý nghĩa của đoạn trích.

Kết bài Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; rút ra những bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.
  1. Viết

– Dựa vào dàn ý để hoàn chỉnh bài viết.

* Bài viết tham khảo:

Mẫu 1:

Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của Lưu Quang Vũ mô tả xã Hùng Tâm và cuộc họp quan trọng tại đây. Ông Chủ tịch xã Toàn Nha xuất hiện như một biểu tượng cho sự sống giả dối và tham vọng mù quáng trong xã hội. Ông ta muốn phát triển kinh tế nhưng lại thiếu sự hiểu biết về thực tế và mang đến những lời nói khoa trương không có giá trị thực tế. Sự không tương xứng giữa bề ngoài và bản chất của nhân vật được làm nổi bật, đồng thời ngôn ngữ của ông Toàn Nha không phù hợp với tình hình trang trọng của cuộc họp, tạo nên tình huống hài hước.

Cuộc sống xã hội được tái hiện qua cái nhìn châm biếm và hài hước của tác giả, làm nhấn mạnh sự mâu thuẫn và phân khúc xã hội. Tuy nhiên, đoạn trích cũng thể hiện một khía cạnh nổi bật, đó là sự quyết đoán và tự chủ của nhân vật chính khi đối mặt với sự sống giả dối và tham vọng không rõ ràng từ những người lãnh đạo. 

Tác giả thông qua lối viết hài hước, mô tả sinh động và phê phán một cách tinh tế những đặc điểm tiêu cực của xã hội, từ đó thách thức và góp phần đánh thức ý thức cộng đồng về tình hình thực tế xã hội.

  1. Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d 9 (trang 28) và đối chiếu với dàn ý bài văn đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học

Bài tập (trang 96 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chỉ ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và cách phân tích bằng chứng được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Nhân vật để lại ấn tượng nổi bật trong đoạn trích kịch Đổi tên cho xã là ông Nha – chủ tịch xã, một điển hình cho kiểu người háo danh, sĩ diện. Là con người, ai cũng có những mong muốn, kì vọng nhưng nếu những mong muốn không xuất phát từ thực tế sẽ chỉ là ảo tưởng, cố theo đuổi bằng được ảo tưởng đó và tìm cách huyễn hoặc mình thì chẳng khác nào lừa người, lừa mình. Chỉ vì thay đổi cái tên của xã (theo ý chủ quan, cá nhân) mà ông chủ tịch xã tuyên bố rằng “lịch sử xã ta mở sang một trang mới”, “chấm dứt cái tên … nôm na của một quá khứ tối tăm, nghèo khổ”. Chính những lời nói đại ngôn, sáo rỗng đã cho thấy ông chủ tịch xã là người nóng vội, thiếu hiểu biết, kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Ông khao khát thay đổi hoàn cảnh nhưng lại không có phương pháp đúng. Làm gì có chuyện chỉ cần đặt lại cho xã cái tên mới thật kêu là mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp như một giấc mơ!”

Trả lời:

Luận điểm Nhân vật để lại ấn tượng nổi bật trong đoạn trích kịch Đổi tên cho xã là ông Nha – chủ tịch xã, một điển hình cho kiểu người háo danh, sĩ diện.
Lí lẽ Là con người, ai cũng có những mong muốn, kì vọng nhưng nếu những mong muốn không xuất phát từ thực tế sẽ chỉ là ảo tưởng, cố theo đuổi bằng được ảo tưởng đó và tìm cách huyễn hoặc mình thì chẳng khác nào lừa người, lừa mình.

Ông khao khát thay đổi hoàn cảnh nhưng lại không có phương pháp đúng. Làm gì có chuyện chỉ cần đặt lại cho xã cái tên mới thật kêu là mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp như một giấc mơ!

Bằng chứng Đưa ra việc ông chủ tịch xã dù thiếu hiểu biết nhưng nóng vội tuyên bố rằng “lịch sử xã ta mở sang một trang mới”, “chấm dứt cái tên … nôm na của một quá khứ tối tăm, nghèo khổ”

 

Với những hướng dẫn Soạn bài Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch – Ngữ văn 8 Cánh Diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.