Soạn bài Vi hành
Hướng dẫn Soạn bài Vi hành chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Nghệ thuật trào phúng của truyện:
– Tạo ra tình huống đặc sắc bất ngờ:
+ Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là vua xứ Việt, và không biết nhân vật tôi biết tiếng Anh nên họ thản nhiên đưa ra phán xét
+ Từ những lời phán xét tác giả tố cáo bộ mặt thật của vua Khải Định: chỉ như trò hề, con rối.
– Sự trào phúng đó nằm ở: sự nhầm lẫn giữa hình thức với bản chất – sa đọa, bù nhìn trước việc làm của thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.
Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Tình huống truyện độc đáo:
– Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm
+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định
+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng
+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm
Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Hình tượng nhân vật Khải Định:
– Ngoại hình:
+ Da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch
+ Trang phục lố lăng như khoe của
– Hành vi: nhút nhát, lén lút
→ Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp
– Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:
+ Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân
+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.
Với những hướng dẫn Soạn bài Vi hành chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.