Soạn bài Tiếng đàn giải oan – Ngữ văn lớp 9 chân trời sáng tạo (Tập 1)
Hướng dẫn soạn bài Tiếng đàn giải oan – Ngữ văn lớp 9 chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Khi Thạch Sanh gảy cây đàn thần, tiếng đàn đã trở thành công cụ tố cáo tội ác của Lý Thông, phơi bày tất cả những điều oan trái và ân tình. Tiếng đàn vọng từ ngục tối, lan tỏa khắp hoàng thành và tới tận cung vua. Nghe tiếng đàn, công chúa – người đã im lặng bấy lâu – bất ngờ cười nói vui vẻ trở lại. Thạch Sanh được diện kiến nhà vua. Nhờ tiếng đàn này, mọi bi kịch trong cuộc đời của Thạch Sanh đã được giải tỏa.
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?
Trả lời:
Tóm tắt: Câu chuyện bắt đầu bằng việc giới thiệu gia đình họ Thạch, từ lúc Thạch ông qua đời, Thạch Sanh chào đời, rồi đến khi Thạch bà qua đời. Thạch Sanh gặp Lý Tĩnh, rồi Lý Thông, người đã cùng mẹ lập mưu lừa Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh đã chém xà tinh, nhưng Lý Thông lại cướp công. Công chúa Quỳnh Nga kén chồng nhưng bị đại bàng cắp đi. Thạch Sanh gặp lại Lý Thông và giao chiến với xà tinh, cứu con vua Thủy Tề và xuống thủy cung yết kiến vua Thủy Tề. Thạch Sanh được tặng cây đàn thần. Sau đó, công chúa Quỳnh Nga bị câm, và Thạch Sanh bị Lý Thông giam vào ngục. Tiếng đàn thần đã giải oan cho Thạch Sanh, chàng được sắc phong làm Quận công và kết duyên cùng công chúa. Cuối cùng, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.
Nhận xét: Cốt truyện Thạch Sanh thể hiện mô hình nhân quả: người hiền lành thì gặp lành, kẻ ác độc thì gặp quả báo.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt các sự kiện chính, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản “Tiếng đàn giải oan”. Nhân vật chính có tính cách ra sao? Từ đó, rút ra nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.
Trả lời:
Sự kiện chính: Thạch Sanh gẩy đàn, âm thanh của cây đàn vang lên, thấm thía, như giãi bày, như tố cáo sự bất nhân của Lý Thông và trách móc công chúa vì không giữ lời hứa. Công chúa Quỳnh Hoa nghe thấy, khỏi bệnh và tỏ bày nỗi oan khuất với nhà vua.
Nhân vật: Thạch Sanh, Lý Thông, công chúa Quỳnh Nga, nhà vua.
Nhân vật chính: Thạch Sanh. Anh là người có tấm lòng rộng lượng, không oán thù, không hằn học, dù đối diện với những kẻ bất lương.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ: Thạch Sanh là nhân vật chính diện, đại diện cho lẽ phải, vẻ đẹp; Lý Thông là nhân vật phản diện, đại diện cho sự xấu xa, độc ác. Ngoài ra, có những yếu tố kỳ ảo như cây đàn mang sức mạnh đặc biệt.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Cây đàn có thể coi là một nhân vật không? Vì sao?
Trả lời:
Đặc điểm của cây đàn: Âm thanh của cây đàn vang lên một cách chân thực, tố cáo kẻ xấu, bênh vực người hiền lương, trừng trị kẻ gian tà. Âm điệu của nó mạnh mẽ, dứt khoát như tiếng nói của công lý, như lưỡi rìu sắc bén.
Cây đàn có thể coi là một nhân vật. Đây là một nhân vật thuộc về những vật thể thần kỳ.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và trả lời:
Tiếng đàn đã truyền đạt những điều gì thay cho Thạch Sanh? Âm thanh ấy đã tác động đến các nhân vật khác trong “Tiếng đàn giải oan” ra sao?
So với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, việc miêu tả tiếng đàn trong văn bản này có gì tương đồng và khác biệt?
Trả lời: Tiếng đàn đã nhân danh công lý, nói lên nỗi oan khuất của Thạch Sanh, bênh vực người vô tội, và tố cáo kẻ ác đã lừa dối và gây nên tội ác. Âm thanh của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ như một bản án nghiêm khắc, vạch trần sự thật và trừng phạt kẻ gian tà. Tiếng đàn vang lên giữa ban ngày, vọng ra từ ngục tối, lan rộng khắp nơi, kể cả tới cung vua, và thể hiện rõ ràng mọi lẽ phải trái, ân oán.
Khi nghe tiếng đàn, công chúa Quỳnh Hoa, người đã câm nín bấy lâu, bỗng trở nên vui tươi, cười nói trở lại. Tiếng đàn cũng giúp Thạch Sanh gặp nhà vua và cuối cùng giải quyết mọi khó khăn trong cuộc đời chàng, trừng phạt Lý Thông độc ác.
So với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, việc miêu tả tiếng đàn trong văn bản này:
Điểm giống nhau:
- Cả hai đều sử dụng yếu tố thần kỳ.
- Cả hai đều dùng tiếng đàn để bênh vực, bảo vệ Thạch Sanh.
- Tiếng đàn đều giúp công chúa hồi phục khỏi bệnh.
- Điểm khác nhau:
- Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”: Tiếng đàn chủ yếu giúp Thạch Sanh giải oan sau khi bị Lý Thông lừa gạt và cướp công.
- Trong truyện thơ Nôm “Tiếng đàn giải oan”: Tiếng đàn không chỉ giải oan mà còn thay mặt cho công lý, mạnh mẽ tố cáo tội ác và bất nhân, như một phán quyết chính xác và nghiêm minh, nhằm trừng phạt những kẻ quyền thế nhưng gian tà.
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra những căn cứ để xác định chủ đề đó.
Trả lời:
Chủ đề: công lý và sự thật
Trong văn bản, tác giả sử dụng hình ảnh cây đàn thần để phơi bày tội ác của những kẻ gian tà, vô nhân đạo.
Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt nội dung chính của văn bản “Tiếng đàn giải oan”. Thông qua văn bản này, tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc?
Trả lời:
Đoạn trích sử dụng hình ảnh cây đàn thần để tố cáo tội ác của những kẻ xấu xa và bất nhân. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin và ước vọng của nhân dân về đạo đức, công lý xã hội, và lòng nhân ái, cũng như khát vọng hòa bình và niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
Với những hướng dẫn soạn bài Tiếng đàn giải oan – Ngữ văn lớp 9 chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.