Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75
Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu 1: Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.
– Nghĩa của từ “già” trong các câu:
a) Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.
b) Nhiều tuổi, đã sống từ lâu.
c) Dôi ra, trên một mức độ nào đó.
– Từ “già” có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau:
+ Nếu là tính từ có thể hiểu là:
Nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến giai đoạn cuối của một chu kỳ sinh học.
Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chứa nhiều tuổi.
Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.
Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu.
Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý.
+ Nếu là đại từ, có thể hiểu là: Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi.
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a) Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích. Đây là nghĩa gốc của từ say.
b) Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó, có thể là con người, hoặc sự vật… Đây là nghĩa chuyển của từ say.
c) Từ say ở đây là từ chỉ sự yêu thích đến mức như chìm sâu vào, không còn biết gì đến cái khác, đến xung quanh nữa. Đây là nghĩa chuyển của từ say.
d) “người say”: từ chỉ một sự vật nhận được sự yêu thích của người khác.
“say”: từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó.
=> Cả hai nghĩa trên đều là nghĩa chuyển.
Câu 3: Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.
Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.
Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.
Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7,
Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.
Câu 4: Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,…) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du – về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.
- Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.
- Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.
- Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.
- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với những hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.