Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 71

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 71 – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Câu 1: (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

a.

Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b.

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).

Sửa lỗi: Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c.

– Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

– Sửa : Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d.

– Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

– Sửa: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ.

– Lỗi sai: Lỗi lặp từ.

– Sửa: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e.

– Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

– Sửa: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2: (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– ‘Đề xuất’ nối với ‘đưa ra một ý kiến, giải pháp’

– ‘Đề cử’ nối với ‘giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu’

– ‘Đề đạt’ nối với ‘trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên’

– ‘Đề bạt’ nói với ‘đưa ra người giữ chức vụ cao hơn’

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

a.

– Làm bộ: giả vờ, làm ra vẻ, không thật lòng.

Đặt câu: Thằng bé làm bộ khóc để được mẹ mua cho đồ chơi.

– Làm dáng: chú ý về vẻ bề ngoài, làm đẹp.

Đặt câu: Anh ta làm dáng để được mọi người chú ý.

– Làm cao: tự cho mình có giá trị lớn, tự cao tự đại, không coi ai ra gì.

Đặt câu: Cậu ta làm cao với mọi người nên không ai ưa.

b.

– Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đặt câu: Em gái tôi có tính cách rất nhẹ nhàng.

– Nhè nhẹ: hơi nhẹ, gợi sự chuyển động lướt qua nhẹ nhàng.

Đặt câu: Gió nhè nhẹ thổi qua những hàng cây xanh, mang theo hương thơm của hoa sữa.

– Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Cô ấy thở phào nhẹ nhõm khi biết tin mình đã trúng tuyển vào trường đại học.

c.

– Nho nhỏ: có nghĩa là bé nhỏ, nhỏ bé, nhỏ nhắn.

Đặt câu: Một ngôi nhà nho nhỏ nằm giữa cánh đồng.

– Nhỏ nhoi: có nghĩa là nhỏ bé, tầm thường, không đáng kể.

Đặt câu: Một món quà nhỏ nhoi nhưng chứa đựng tình cảm chân thành.

– Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý tới những chuyện nhỏ nhặt về quyền lợi trong quan hệ đối xử.

Đặt câu: Một người nhỏ nhen luôn ganh ghét, đố kị với người khác.

– Nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt, không đáng để tâm, chú ý.

Đặt câu: Những điều nhỏ nhặt mà ta thường bỏ qua lại có thể mang lại những ý nghĩa lớn lao.

TỪ ĐỌC ĐẾN VIẾT

Bài viết tham khảo

Buổi sáng tinh mơ, tôi thức dậy và đi dạo trong công viên. Không khí trong lành, mát mẻ khiến tôi cảm thấy sảng khoái vô cùng. Những tia nắng ban mai dịu dàng xuyên qua tán cây, len lỏi xuống mặt đất, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Những chú chim đang hót líu lo trên cành, đón chào một ngày mới bắt đầu. Tôi cảm thấy tâm hồn mình như được hòa mình vào thiên nhiên, quên đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống thường nhật. Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho con người. Niềm vui giao cảm với thiên nhiên là một niềm vui giản dị nhưng vô cùng đáng quý.

Với những hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 71 – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.