Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 – Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1)

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 – Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ văn 9 Tập 1) yêu cầu xác định điển tích, điển cố và giải thích tác dụng của chúng trong các trường hợp sau:

a.

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b.

Cho gươn mời đến Thúc lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há đám phụ lòng cố nhân?

Gầm trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. […]”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Các điển tích, điển cố trong đoạn văn:

“Trướng hùm” được Nguyễn Du sử dụng để diễn tả phong thái uy nghi của người anh hùng Từ Hải. Nó ám chỉ khung cảnh oai nghiêm của một phiên tòa nơi Từ Hải và Kiều đóng vai trò chủ tọa.

Điển cố “Sâm, Thương” dùng để nói đến các sao Sâm và Thương, biểu thị tình cảm xa cách, không thể gặp lại.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1) 1

Câu 2 (trang 139 SGK Ngữ văn 9 Tập 1) yêu cầu dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ sau và xác định điển tích, điển cố gắn liền với chúng:

  1. Lá thắm chỉ hồng
  2. Tái Ông thất mã
  3. Ngưu lang Chức nữ

Trả lời:

  1. “Lá thắm chỉ hồng” biểu thị duyên số trong tình yêu, hôn nhân. Đây là câu chuyện về Vu Hựu và Vi Cố, hai người được kết duyên qua những sự kiện định mệnh liên quan đến lá thắm và chỉ hồng.
  2. “Tái Ông thất mã” nói về sự may rủi trong cuộc sống, những điều không thể dự đoán trước. Đây là câu chuyện về Thượng Tái ông, người đã trải qua những biến cố đầy bất ngờ liên quan đến con ngựa quý của mình.
  3. “Ngưu lang Chức nữ” tượng trưng cho tình yêu thủy chung nhưng gặp cảnh biệt ly. Đây là câu chuyện về Ngưu Lang và Chức Nữ, hai người yêu nhau nhưng chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do em lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh như vậy.

Một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Trong đó, em đặc biệt thích câu thơ:

“Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.”

Hình ảnh “hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” làm em ấn tượng bởi nó chứa đựng nỗi buồn man mác, sự cô đơn và cảm giác mất mát. Câu thơ gợi lên hình ảnh hoa đào tươi thắm từ năm trước, nay vẫn đẹp nhưng không còn người xưa cùng thưởng thức. Qua đó, Nguyễn Du đã khéo léo mượn tích từ bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang” của Thôi Hộ (Trung Quốc) để diễn tả tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy, nơi Thúy Kiều từng hiện diện nhưng giờ chỉ còn là kỷ niệm xa vời.

Câu 4 (trang 139 SGK Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này:

“Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Thành ngữ: “quỷ quái tinh ma,” “kẻ cắp bà già,” “kiến bò miệng chén.”

Tác dụng: Những thành ngữ này được sử dụng để nhấn mạnh sự đối đầu và trừng phạt giữa cái ác và cái thiện, thể hiện qua ngôn ngữ bình dị và nôm na, gần gũi với cách nói của nhân dân. Điều này làm tăng tính chân thực, gần gũi và sắc bén trong việc thể hiện quan điểm đạo đức, rằng cái ác phải bị trừng phạt xứng đáng.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1. 

Lời nói của Thúy Kiều với Thúc Sinh thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của nàng. Nhờ Thúc Sinh, Kiều đã được chuộc ra khỏi thanh lâu ở Lâm Tri, thoát khỏi cuộc sống ô nhục và có những ngày tháng yên bình bên chàng. Điều này cho thấy nghĩa nặng tựa núi của nàng đối với ân tình sâu đậm của người cũ. Trong lời nói với Thúc Sinh, Kiều sử dụng các từ Hán Việt như: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,… Những từ ngữ trang trọng này không chỉ phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc mà còn thể hiện rõ tấm lòng biết ơn chân thành của Kiều.

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138 – Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1) chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.