Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91 – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

* Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu 1: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích.

– Sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

   + Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

   + Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

   + Ánh mắt: lim dim.

   + Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).

Câu 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong đoạn trích.

Đoạn trích diễn đạt đầy đủ ý của câu trong đoạn, sử dụng những từ ngữ miêu tả trau chuốt, gợi hình, gợi cảm, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc đó.

Câu 3: Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

   – Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

   – Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ – tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

   – Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

   – Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

Câu 4: Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

c) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

Với những hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91 – Sách Cánh Diều Lớp 11 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.