Soạn bài Thực hành tiếng Việt – Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 1 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.

MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ 

Câu 1: (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ: làm nổi bật đặc điểm cảnh vật ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. 

Câu 2: (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

a. Rút gọn: “Một tiếng lá rơi lúc này” thành “Một tiếng lá”.

=> Câu không còn được chi tiết, rõ ràng về mặt thời gian (lúc này).

b. Rút gọn: “Phút yên tĩnh của rừng ban mai” thành “Rừng ban mai”.

=> Câu mất đi ý nghĩa miêu tả, trạng thái của rừng ban mai (phút yên tĩnh)

c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh” thành “Mấy con gầm ghì”

=> Câu không được chi tiết và rõ ràng đặc điểm màu sắc (sắc lông màu xanh)

Câu 3: (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

a. Rút gọn: “vẫn không rời tổ ong tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp cao” thành  “vẫn không rời tổ ong”

=> Câu không làm rõ được đặc điểm của sự vật

b. Rút gọn: “im lặng quá” thành “im lặng” 

=> Không biểu thị được mức độ của trạng thái im lặng (quá)

c. Rút gọn: “lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…” thành “lại lợp, bện”

=> Không cung cấp đầy đủ thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong

Câu 4: (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

  1. Gió thổi dữ dội quá!
  2. Không khí vùng quê thật trong lành.
  3. Đàn ong bay đi kiếm mật.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 – Kết nối tri thức- Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.