Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17) – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt (Trang 17)- Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.

*Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Câu 1: (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

  1. (1) – Trạng ngữ không mở rộng: “Hôm qua” (Cung cấp thông tin về thời gian)

(2) – Trạng ngữ mở rộng: “Suốt từ chiều hôm qua” (Cung cấp thông tin không chỉ về thời gian mà còn cho thấy quá trình xảy ra sự việc thông qua từ “suốt”. 

=> Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian và quá trình của sự việc.

  1. (1) – Đây là trạng ngữ không mở rộng: “Trong gian phòng” (cung cấp thông tin về địa điểm)

(2) – Trạng ngữ mở rộng: “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng” (Cung cấp thông tin không chỉ về địa điểm mà cho thấy đặc điểm của căn phòng) => Đây là trạng ngữ mở rộng

=> Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) cung cấp thông tin cụ thể hơn về địa điểm và đặc điểm của căn phòng.

  1. (1) – Trạng ngữ không mở rộng: “Qua một đêm mưa” (Cung cấp thông tin về thời gian)

(2) – Trạng ngữ mở rộng: “Qua một đêm mưa rào” (không chỉ cung cấp thông tin về thời gian mà còn cho thấy đặc điểm của đêm) 

=> Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) cung cấp thông tin vụ thể hơn về đặc điểm của đêm.

  1. (1) – Trạng ngữ không mở rộng: “Trên nóc một lô cốt” (cung cấp thông tin về địa điểm)

(2) – Trạng ngữ mở rộng: “Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ” (không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm mà còn cho thấy đặc điểm và vị trí của lô cốt)

=> Nhờ được mở rộng, trạng ngữ trong câu (2) không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm mà còn cho thấy đặc điểm của vị trí lô cốt)

Câu 2: (trang 18, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu: Sáng, chúng tôi đi tới trường

  • Mở rộng trạng ngữ: Sáng hôm qua, chúng tôi đi tới trường.
  • Tác dụng: cụ thể thời gian được nhắc đến là trong quá khứ.

Câu 3:  (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

  1. Từ láy: xiên xiết → nhấn mạnh tốc độ chảy của dòng sông
  2. Từ láy: bé bỏng → nhấn mạnh sự nhỏ bé của con chim đang vụt bay khỏi dòng nước
  3. Từ láy: mỏng manh → nhấn mạnh, gợi tả trạng thái đôi cánh của bầy chim một cách sinh động 

Với những hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17) – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.