Soạn bài Thơ duyên

Hướng dẫn Soạn bài Thơ duyên – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Thiên nhiên quanh ta có rất nhiều những thú vị, những ngày mùa hạ oi bức, những ngày mùa thu thời tiết nhẹ nhàng, mát mẻ, những ngày mùa đông có tuyết rơi và lanh, mùa xuân thời tiết trong lành, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 2: (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Trong hình dung của tôi, bức tranh mùa thu sẽ có những nét đặc trưng sau:

  • khung cảnh lá rơi với những đường nét, nhẹ nhàng, thanh thoát, tượng trưng cho trạng thái nhẹ nhàng của những chiếc lá
  • Màu sắc chủ đạo là màu vàng và màu đỏ.

=> Đây là bức tranh mùa thu mà em thấy lãng mạn và yên bình nhất.

 

ĐỌC VĂN BẢN

  1. Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Từ ngữ chỉ mối quan hệ: 

  • Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.
  • Cây me – cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)
  • Trời xanh – lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá)
  1. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?

Trong khổ thơ 4, mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn như báo hiệu một sự chia ly giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: là sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này. Sự hòa quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.

Câu 1: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. 

– Cách hiểu về từ “duyên” trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hòa, giao duyên tựa như tự nhiên mà có giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người. Thơ duyên nói về những duyên tình đẹp đẽ ấy.

Câu 2: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.

Nét khác biệt:

Khổ 1 Khổ 4
Từ ngữ Sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ… qua Sử dụng từ láy(gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
Vần Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu. Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.
Hình ảnh Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)
Tác dụng Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”. Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

 

Câu 3: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

 

Khổ thơ Sắc thái thiên nhiên Duyên tình “anh” – “em”
1 Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình. Không gian thời gian gợi duyên tình.
2 Tươi vui “Anh” và “em” có sự rung động
3 Không đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên. Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.
4 Cảnh vật cô đơn giữa bầu trời xanh rộng lớn. Bầu trời thu gần về cuối chiều, duyên tình “anh” và “em cũng dần xa nhau.
5 Cảnh vật êm dịu, thơ thẩn.

Thu chiều hôm: lặng êm, ngơ ngẩn

Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”.

Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngẩn ngơ” khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

 

Câu 4: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– “Anh” và “em” đều là những tâm hồn giàu cảm xúc, xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu

– Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buông lạnh, những sinh linh cô độc cũng khao khát tìm nơi chốn của mình.

=> Cảm xúc của anh/ em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”

 

Câu 5: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Xác định chủ thể trữ tình trong bài Thơ duyên có hai dạng:

  • Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và bộc lộ cảm xúc.
  • Chủ thể có danh xưng rõ ràng (anh)

=> Như vậy, hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.

Câu 6: (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên đó là: 

Trước hết, Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên mùa thu bằng một tâm hồn yêu đời, ham sống đến mãnh liệt. Với Xuân Diệu, mùa thu không phải là mùa của sự tàn phai, chia ly mà là mùa của sự giao duyên, kết trái. Ông đã sử dụng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ để miêu tả thiên nhiên mùa thu:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”

Bên cạnh đó, Xuân Diệu còn cảm nhận thiên nhiên mùa thu bằng một tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Ông đã sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ rất độc đáo để miêu tả thiên nhiên mùa thu:

“Làn môi thơm cho người lỡ bước

Gió thầm thì qua kẽ lá biếc

Tháng giêng ngon như một cặp môi hồng

Năm tháng rớm vị chia phôi”

=> Như vậy, qua Thơ duyên, chúng ta có thể thấy Xuân Diệu đã có một cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu rất độc đáo. 

Với những hướng dẫn Soạn bài Thơ duyên – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.