Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân )
Hướng dẫn Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân ) – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
- Trước khi thảo luận
– Chọn thời điểm thích hợp để trao đổi về việc xác định vấn đề thảo luận: trước ngày diễn ra tiết thảo luận này
– Chọn vấn đề thảo luận.
– Khi đã thống nhất được vấn đề thảo luận, từng cá nhân cần suy nghĩ nghiêm túc và vấn đề và phác thảo ý kiến sẽ phát biểu xuất phát từ trải nghiệm riêng và từ việc quan các “mô hình” tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống quanh mình. Có thể chuẩn bị : một số tư liệu minh hoạ (truyện kể, tranh ảnh, đoạn phim,…) để sử dụng khi cần thiết
– Để có được ý kiến hay, em có thể tìm đọc thêm các tài liệu viết về những người thành đạt biết thu xếp việc nhà và xây dựng được nề nếp sinh hoạt cá nhân hợp lí.
– Xác lập được một góc nhìn riêng khiến nhiều ý tưởng mới về vấn đề liên tục nảy sinh.
- Thảo luận
Dàn ý: thói quen xấu và thói quen tốt
- Mở đầu
– Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt.
- Triển khai
- Giải thích
– Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.
– Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn.
→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.
- Phân tích
– Biểu hiện và ý nghĩa của thói quen tốt:
+ Biểu hiện của thói quen tốt: ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.
+ Ý nghĩa của thói quen tốt: người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.
– Biểu hiện và tác hại của thói quen xấu:
+ Biểu hiện của thói quen xấu: ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…
+ Tác hại của thói quen xấu: thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,…
- Liên hệ bản thân
– Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.
- Kết thúc:
Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Bài nói tham khảo
Để trở thành người có nhân cách tốt và thành công, thói quen đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành con người. Rèn luyện thói quen tích cực và loại bỏ thói quen xấu là bước quan trọng để phát triển cá nhân tích cực, đặc biệt là đối với học sinh trong môi trường học tập đầy thách thức.
Thói quen phản ánh cá nhân, văn hóa, và hoàn cảnh. Chúng có thể chia thành thói quen tốt và xấu, tùy thuộc vào tác động của chúng. Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích, nhưng khó hình thành hơn thói quen xấu. Để xây dựng thói quen tốt, cần hiểu rõ lợi ích và hậu quả của chúng.
Nhiều học sinh hiện nay đã nhận thức về tầm quan trọng của thói quen tích cực. Họ tự rèn luyện dựa trên giá trị đạo đức xã hội, tôn trọng thầy cô, tập trung vào học tập, và giúp đỡ bạn bè. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh với thói quen xấu như sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, gian lận, và thái độ không nghiêm túc trong học.
Thói quen xấu có thể thay đổi nếu nhận biết và sửa đổi từ đầu. Nếu để tồn tại, chúng có thể trở thành một phần không thể tách rời và gây hậu quả tiêu cực. Việc giáo dục và động viên từ thầy cô và gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen tích cực cho học sinh.
Bằng cách tạo môi trường tích cực và làm mẫu số, chúng ta có thể giúp học sinh phát triển thói quen tích cực, góp phần xây dựng xã hội văn minh. “Gieo nhân nào, gặp quả nấy,” và với nỗ lực và hướng dẫn thích hợp, học sinh có thể thay đổi và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm hưởng về hai nội dung chính: mức độ thành công của cuộc thảo luận và chất lượng của các ý kiến phát biểu.
Với những hướng dẫn Soạn bài Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân ) – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.