(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh)
Câu1; Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
Đáp án: 3. Miêu tả
Câu 2; Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
Đáp án: 5. 3/2
Câu 3; Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
Đáp án: 5. Vã – hạ
Câu 4; Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
Đáp án: 4. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang
Câu 5; Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
Đáp án: 5. Láy âm đầu
Câu 6; Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
Đáp án: 8. Nhân hóa
b, Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
Đáp án: 8. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
Đáp án: 11. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
Đáp án: 10. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục
Đáp án: 13. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
B. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn
Đề 1 Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách ngữ văn 7 tập 1 mà em ấn tượng và yêu thích.
Bài viết tham khảo
Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng
Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú. Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.
Tóm lại, nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” không chỉ là một nhân vật mạnh mẽ và gan dạ mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước sâu sắc.
Đề 2
Bài làm tham khảo
Bài thơ là một cuộc hành trình thể hiện qua cảm xúc, những rung động sâu sắc trước vẻ đẹp và sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong bức tranh giao mùa. Thông qua hai khổ thơ đầu, tác giả tận dụng ngôn từ để tạo nên một trải nghiệm tinh tế, mang đến cho độc giả cảm nhận sâu sắc về mùa thu.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” – một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lừng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sĩ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới.
Cuối cùng, bức tranh thu trong bài thơ không chỉ là một cảm xúc về mùi hương và hình ảnh, mà còn là một hành trình qua thời gian và không gian, nơi mùa thu như một nhà văn hóa, một bức tranh sống động về quê hương và tình cảm.
Với những hướng dẫn soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 – ngữ văn 7 tập 1 – sách Cánh Diều chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.
Đông Đông là một tác giả nổi bật trên website Yêu Văn Học, nổi tiếng với những bài viết sâu sắc về văn học, phân tích tác phẩm và giới thiệu tác giả. Đam mê văn chương, ông cung cấp cái nhìn tinh tế và hấp dẫn về thế giới văn học.
Bình Luận