Soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1
Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Phần 1 – Nội dung ôn tập
Phần 2 – Phương pháp ôn tập.
Câu 1 trang 214 SGK Ngữ văn 12 Tập 1
Văn xuôi | Thơ ca | Các thể loại khác | |
1945-1954 | – Mở đầu các sáng tác chống Pháp
– Đôi mắt, Nhật kí ở rừng… |
– Cảm hứng tình yêu, quê hương đất nước, ca ngợi con người kháng chiến, lòng căm thù giặc.
– Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Bên kia sông Đuống |
– Một số vở kịch phản ánh hiện thực chiến tranh, kháng chiến.
– Các thể loại phê bình văn học, lý luận văn học cũng phát triển. |
1955-1964 | Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký… phạm vi hiện thực cuộc sống mở rộng. | – Cảm hứng là sự tái sinh của đất nước sau những năm kháng chiến, thành tựu bước đầu của xã hội chủ nghĩa, nỗi đau bị chia cắt đất nước.
– Gió lộng, Ánh sáng và phù sa… |
Kí, lý luận và phê bình văn học trên đà phát triển và hoàn thiện. |
1965-1975 | – Phản ánh cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam. | – Có bước phát triển mới của thơ ca cách mạng, thơ ca hiện đại Việt Nam.
– Có sự khám phá sức mạnh, đời sống nội tâm của con người. – Sự đóng góp của các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước mang vào thơ ca sự mới mẻ, sôi nổi, đậm suy tư. |
– Truyện kí phát triển mạnh. |
Câu 2 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Văn học hướng về đại chúng
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Câu 3 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
* Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
– Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
– Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.
+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thần, cốt cách trong dân tộc mình.
+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.
– Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Khi cầm bút người tự đặt câu hỏi, viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định viết cái gì, xác định nội dung, viết như thế nào?
* Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.
Câu 4 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
* Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập:
– Mục đích:
+ Khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam.
+ Bác bỏ luận điệu xảo trá mà thực dân Pháp đang rêu rao trên trường quốc tế lúc bấy giờ.
+ Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè lương tri trên thế giới.
– Đối tượng:
+ Quốc dân đồng bào miền Nam.
+ Nhân dân thế giới mà chủ yếu là lực lượng thù địch, đặc biệt là thực dân Pháp.
* Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn.
– Nội dung:
+ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc, là áng văn chính luận mẫu mực.
+ Tác phẩm thể hiện tầm văn hóa lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, am hiểu tri thức văn hóa của nhân loại.
+ Bản tuyên ngôn còn thể hiện tư tưởng lớn, đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc. Đây là vấn đề mà thời đại nào, dân tộc nào cũng quan tâm.
– Nghệ thuật: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
Câu 5 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:
– Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc
– Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu
– Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc
+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường
+ Nhân vật mang tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng
– Giọng thơ chân thành, tha thiết
– Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu
+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc
+ Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng
– Cảm hứng lãng mạn:
+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng
+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình.
Câu 6 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện ở những phương diện sau:
– Thể thơ lục bát truyền thống.
– Cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.
– Về biện pháp tu từ, ngoài các ẩn dụ, hoán dụ thường có, ta có thấy nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp thơ uyển chuyển cân xứng, hài hoà làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.
Ví dụ:
+ Thơ Tố Hữu:
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
(Việt Bắc)
+ Ca dao:
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”…
– Về ngôn ngữ thơ: Tố Hữu đã chú trọng lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ngôn ngữ rất giản dị, mộc mạc mà cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.
Câu 7 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1
Tác phẩm | Vấn đề đặt ra | Hệ thống luận điểm | Cách triển khai |
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc | Vai trò – vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà | – Con người và những biến cố lớn trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
– Giá trị trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu |
Triển khai theo hướng diễn dịch: Những câu mang chủ đề đặt ở đầu đoạn văn sau đó mới đi phân tích, ấy dẫn chứng để chứng minh nhận định. |
Mấy ý nghĩ về thơ | Thơ chính là phương tiện để thể hiện tâm hồn con người | – Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là những biểu hiện tâm hồn con người
– Những yếu tố đặc trưng của thơ là hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,… – Thơ tự do, thơ không vần – sự vượt thoát khỏi giới hạn của sáng tạo |
Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định vấn đề đặt ra sau đó đưa lí lẽ, dẫn chứng với những hình ảnh cụ thể đầy thuyết phục. |
Đố-xtôi-ép-xki | Cuộc đời và sứ mệnh của Đô-xtôi-ép-xki | – Cuộc đời của Đô-xtôi-ép-xki khi lưu vong ở thế giới xa lạ
– Cuộc đời của Đô-xtôi-ép-xki khi trở về Tổ quốc |
Đưa ra các yếu tố về thời đại, cuộc đời rồi phân tích ảnh hưởng của nó tới Đô-xtôi-ép-xki. |
Câu 8 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
- Mở bài
– Giới thiệu sơ lược về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
– Dẫn vào hình tượng người lính trong Tây Tiến và Đồng Chí.
2. Thân bài
a) Điểm chung
– Sáng tác năm 1948.
– Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc.
– Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa.
b) Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng:
* Xuất thân:
– Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên.
– Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.
* Hoàn cảnh chiến đấu:
– Chiến trường vùng biên giới Việt – Lào khắc nghiệt.
– Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu.
– Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng.
– Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn.
* Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình:
“Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù.
* Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu:
– “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình.
– “Rải rác biên cương mồ viễn xứ…Áo bào thay chiếu anh về đất”: Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy.
* Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn:
– Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại.
– “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, khao khát tình yêu, hạnh phúc.
=> Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu.
c) Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu:
* Xuất thân:
– Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó.
* Điều kiện chiến đấu:
– Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt.
– Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.
– Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn.
=> Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn.
* Ngoại hình:
– Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày” => Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị.
* Vẻ đẹp tâm hồn:
– Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc.
– Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật.
Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh.
– Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu.
- Kết bài
Nêu cảm nhận.
Câu 9 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
– Nội dung:
+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với đặc điểm: đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
+ Nguyễn Khoa Điềm lại đưa ra quan niệm mới mẻ về đất nước: “đất nước này là đất nước của nhân dân”
– Nghệ thuật:
+ Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại được dựng lên bằng cảm hứng khái quát, mang chất sử thi với giọng điệu trầm hùng, sâu lắng, hình ảnh hàm súc…
+ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đậm đà màu sắc dân gian được hiện lên trên nhiều bình diện của văn hóa dân gian như lịch sử, địa lí, phong tục,.. giọng điệu giàu chất trữ tình, mang đậm tính triết lí, suy tư.
Câu 10 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm vừa phong phú, phức tập vừa tha thiết, sôi nổi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.
Câu 11 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: Dọn về làng (Nông Quốc Chân), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi (Tố Hữu)
Trả lời:
Bài thơ | Nội dung chính | Đặc sắc nghệ thuật |
Dọn về làng | Thể hiện nỗi đau của làng bản và tố cáo tội ác của giặc đã chà đạp, giày xéo lên cuộc sống của người nhân dân. Mặt khác, qua đó, nhà thơ thể hiện niềm vui khi đánh đuổi được kẻ thù để người dân quê ông đươc “dọn về làng”. | Sử dụng thành công ngôn ngữ và hình ảnh mang đặc trưng phong cách dân tộc miền núi. |
Tiếng hát con tàu | Thể hiện sự vận động, phát triển logic của tâm trạng chủ thể trữ tình, đi từ lý tưởng đến khát khao dấn thân, cống hiến; đi từ kỉ niệm, nỗi nhớ đến ước vọng gặp gỡ, trở về. Đối tượng để tác giả bày tỏ những tình cảm thẩm mĩ của mình là đất và người Tây Bắc. | Những thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong bài thơ: chất suy tưởng và triết lí, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. |
Đò Lèn | Làm sống lại kí ức tuổi thơ và hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng muôn vàn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi nghịch ngợm; thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với người bà của mình. | Hình ảnh, nhịp điệu thơ lạ và độc đáo. |
Bác ơi | Tiếng khóc xót thương trước sự ra đi của vĩ nhân – Hồ Chí Minh. Khắc họa hình tượng Hồ Chủ tịch, người giàu nhân ái, khiêm tốn, giản dị | Thể thơ tám tiếng, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, giọng trữ tình đặc trưng. |
Câu 12 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
– Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa
+ Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
+ Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà
Nét riêng:
– Trước cách mạng
+ Đề tài: mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng
+ Nhân vật: thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách
+ Giọng điệu: bất bình trước xã hội mục ruỗng
– Sau cách mạng:
+ Đề tài: cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước
+ Nhân vật là những con người đời thường, người lao động
+ giọng điệu: thủ thỉ, tâm tình.
Câu 13 trang 215 SGK Ngữ văn 12 Tập 1:
Cảm hứng thẩm mĩ trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông:
+ Vẻ đẹp của sông Hương phong phú, đa dạng và có sự biến chuyển như tâm trạng con người.
+ Ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng, tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí
– So sánh liên tưởng độc đáo cùng với hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật.
– Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, so sánh.
Với những hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần văn học kì 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.