Soạn bài Ôn tập phần văn học
Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu 1 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
* Vợ nhặt:
– Số phận và cảnh ngộ của con người: Số phận bi thảm của người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối.
– Giá trị nhân đạo: Ca ngợi tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
* Vợ chồng A Phủ
– Số phận và cảnh ngộ của con người: Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
– Giá trị nhân đạo: Ca ngợi sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
Câu 2 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
a) Giống nhau: Ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thế hiện qua truyền thống từ gia đình, bản làng và sự tiếp nối của các thế hệ đi kháng chiến cũng như những phẩm chất của con người ở hai mảnh đất này.
b) Khác nhau:
* Rừng xà nu:
– Câu chuyện của những con người ở một bản làng nhỏ nhưng có sức sống và lòng yêu nước mãnh liệt
– Hình tượng rừng xà nu: Loài cây gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.
– Hình tượng trung tâm: Nhân vật Tnú – với những phẩm chất anh hùng.
– Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” – để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
* Những đứa con trong gia đình
– Câu chuyện về những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương và cách mạng.
– Hình ảnh biểu tượng: Cuốn sổ gia đình đã ghi lại những chiến công của một gia đình.
– Nhân vật trung tâm của tác phẩm: Việt và Chiến với những vẻ đẹp riêng.
– Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”, đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình.
Câu 3 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo: Những phát hiện của Phùng trong chuyến đi thực tế về miền Trung Trung Bộ:
– Phát hiện về nghệ thuật: Nghệ sĩ Phùng đi chụp thực tế để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, phát hiện “cảnh trời cho đắt giá”:
– Phát hiện bức tranh nghịch lí của cuộc sống: Cảnh bạo lực gia đình trên thuyền, Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.
– Ý nghĩa:
+ Đằng sau cái đẹp của ngoại cảnh là cái xấu xa của cuộc sống bị khuất lấp.
+ Người họa sĩ cần phải có cái nhìn đa diện trước cuộc sống.
Câu 4 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
– Sự sống rất đáng quý, nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.
– Con người chỉ sống có ý nghĩa khi hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác, vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
– Phải biết đấu tranh trong nghịch cảnh với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần cao.
Câu 5 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
– Ý nghĩa tư tưởng: Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Ca ngợi và khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và cống hiến thầm lặng của mỗi cá nhân cho Tổ quốc. Từ đó kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ.
– Nghệ thuật: Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). nghệ thuật kể chuyện độc đáo (truyện lồng truyện), phần trữ tình ngoại đề với ý nghĩa sâu sắc.
Câu 6 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
– Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
– Đặc sắc nghệ thuật:
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
+ Hình ảnh biểu tượng, đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,…
+ Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa.
Câu 7 (trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
– Ông lão: Tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi mong muốn, khát vọng:
+ Một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu
+ Dũng cảm, kiên trì
+ Cảm nhận về “đối thủ thể hiện sự cảm kích và chiêm ngưỡng.
– Hình ảnh con cá kiếm: Tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên, những khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống. Con cá kiếm chính là hình ảnh của lý tưởng, của ước mơ mà mỗi người theo đuổi trong cuộc đời.
Với những hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần văn học chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.