Soạn bài Ôn tập kiến thức – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1
Hướng dẫn soạn bài Ôn tập kiến thức – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về bài học một cách toàn diện nhất.
- ÔN TẬP KIẾN THỨC
Câu 1: (trang 130 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Bài | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Đặc điểm nổi bật | |
Nghệ thuật | Nội dung | ||||
Bầu trời
tuổi thơ |
Ngàn sao làm việc | Võ
Quảng |
Thơ 5
chữ |
Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, hồn nhiên, gần gũi với tuổi thơ, giàu tưởng tượng. | Bài thơ thể hiện sinh động những hình ảnh tuổi thơ gần gũi, quen thuộc từ đó gợi lên một thế giới tuổi thơ sinh động, giàu hình ảnh. |
Khúc nhạc
tâm hồn |
Đồng dao
mùa xuân |
Nguyễn Khoa
Điềm |
Thơ 4
chữ |
Bài thơ theo thể thơ bốn tiếng, với những biện pháp liệt kê, điệp ngữ đặc sắc và nhiều hình ảnh mang giá trị liên tưởng cao. | Bài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc. |
Cội nguồn
yêu thương |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Nguyễn Ngọc
Thuần |
Truyện dài | Truyện với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng:những đóa hoa,những món quà. | Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những “món quà” của các nhân vật. |
Giai điệu
đất nước |
Mùa xuân
nho nhỏ |
Thanh Hải | Thơ 5
chữ |
Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo. | Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. |
Màu
sắc trăm miền |
Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Vũ
Bằng |
Tùy
bút |
– Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê.
– Lựa chọn từ ngữ,câu văn linh hoạt,biểu cảm, giàu hình ảnh. – Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. |
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả |
Câu 2: (trang 130 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
* Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:
– Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
– Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
– Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
– Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
* Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
– Xác định đề tài và cảm xúc.
– Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
– Tập gieo vần.
* Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
– Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
* Phân tích đặc điểm nhân vật:
– Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
– Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
– Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
– Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng
sâu đậm trong em.
– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
* Viết văn bản tường trình:
- TRƯỚC KHI VIẾT
– Hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và còn nhớ rõ
– Nếu vụ việc được tường trình chỉ mang tính chất giả định, hãy chú ý đến tư cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt các câu hỏi
– Để xác định được những thông tin cụ thể cho bản tường trình, em có thể nghĩ đến những vụ việc thường xẩy ra như: mất xe đạp nơi gửi xe của trường; làm hư hại đồ dùng học tập của bạn khiến bạn không hoàn thành công việc được giao; khởi xướng một cuộc dã ngoại với các bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình…
- VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH
– Viết phần mở đầu theo đúng thể thức
– Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc
– Đề tên người hoặc cơ aun nhận bản tường trình
– Trình bày vụ việc ngắn gọn như rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gain, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại… Cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc
– Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình
– Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị
– Kí và ghi đầy đủ họ tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy
- CHỈNH SỬA BẢN TƯỜNG TRÌNH
b. Tóm tắt một văn bản
Bầy chim chìa vôi
2 giờ sáng, trong một đêm mưa to, hai anh em Mon và Mên lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ trên dải cát giữa sông sẽ bị ngập lụt. Hai anh em quyết định sẽ đến tận nơi để giúp bầy chim chìa vôi, đưa chúng vào bờ trước con nước mạnh mẽ. Khi trời vừa sáng, cũng là lúc dải cát giữa sông bị nhấn chìm, những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Khung cảnh bình minh cùng bầy chim chìa vôi đẹp đẽ khiến hai anh em Mon và Mên vừa vui mừng, vừa cảm động.
Câu 3: (trang 130 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe:
- Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm.
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống.
- Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
- Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay
Bài | Nói và nghe | Liên quan đến phần đọc | Liên quan đến phần viết |
Bầu trời
tuổi thơ |
Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm | Phần đọc đưa ra những vấn đề về tuổi thơ mà HS quan tâm. | Tóm tắt văn bản |
Khúc nhạc
tâm hồn |
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống (được gợi ra từ tác phẩm đã học) | Đưa ra những bài học về nuôi dưỡng tâm hồn | Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tác phẩm đã học. |
Cội nguồn
yêu thương |
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong đời sống (được gợi ra từ nhân vật văn học) | Đưa ra những bài đọc mang nhiều tư tưởng đạo đức và các nhân vật để lại nhiều suy ngẫm. | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật văn học. |
Giai điệu
đất nước |
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng | Đưa ra những bài học bồi đắp về tình cảm đối với quê hương, đất nước. | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. |
Màu sắc
trăm miền |
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay | Đưa ra những bài đọc về văn hóa quê hương, xứ sở. | Viết văn bản tường rình |
Câu 4: (trang 130 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Bài | Kiến thức tiếng Việt |
Bầu trời
tuổi thơ |
Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:
Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,… Ví dụ: – Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. – Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. => Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu. Từ láy Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau. Ví dụ: – Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần. – Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng. Ví dụ: Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. => Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn. |
Khúc nhạc tâm hồn | Nói giảm nói tránh
Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Bác ơi! – Tố Hữu) – Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa. Nghĩa của từ ngữ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Ví dụ: – Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo viên. Nhân hóa Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ: – Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng. – Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với! Điệp từ Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến. Ví dụ: Điệp ngữ cách quãng: “… Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…” Liệt kê Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Ví dụ: Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất… |
Cội nguồn yêu thương | Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Ví dụ: – Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít. – Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập. – Bóng của hai người bạn in trên con đường dài. Phó từ Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: – Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách. – Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi. |
Giai điệu đất nước | Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh
Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ – Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn. – Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ + Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con + Cô giáo em hiền như cô tiên. |
Màu sắc trăm miền | Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở. Ví dụ – VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này. – VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp Bố thường bảo với tôi rằng: – Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu thương mọi người. Từ ngữ địa phương Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ – U (mẹ), mô (đâu), tía (cha). |
Với những hướng dẫn soạn bài Ôn tập kiến thức – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của bài học này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.