Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 12 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2
Hướng dẫn soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 12 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
– Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ. Ví dụ: Lời nói gió bay, mồm nói tay làm
– Giải thích: Ý em muốn nhắc nhở mọi người nên nói đi đôi với làm, đừng chỉ nói suông.
Câu 2: (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Theo em, người ta thường dùng tục ngữ trong một số giao tiếp thường ngày vì những lý do sau:
– Giúp cho lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn hơn
– Thể hiện sự khéo léo, tế nhị trong giao tiếp, tránh những lời nói gây khó chịu cho người nghe
– Giúp người ta có thể tạo ra sự gần gũi, thân thiện, dễ tạo thiện cảm với người nghe.
ĐỌC VĂN BẢN
- Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.
– Thiên nhiên (câu 1-5)
– Lao động sản xuất (câu 6-8)
– Con người và xã hội (câu 9-15)
- Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.
– Đều ngắn gọn, xúc tích, dễ học thuộc
– Được gieo vần liền hoặc vần cách.
SAU KHI ĐỌC
Nội dung chính: Tác phẩm “Một số ca dao, tục ngữ Việt Nam” là một tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm không chỉ là những tác phẩm văn học dân gian hay, mà còn là những bài học quý báu cho mỗi người trong cuộc sống.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
Câu 1: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
– Độ dài của tục ngữ
– Câu có tiếng ít nhất: 5 tiếng
– Câu có tiếng nhiều nhất: 16 tiếng.
=> Nhận xét: Số tiếng trong một câu tục ngữ rất ít, đều là những câu văn ngắn
Câu 2: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
– Trong 15 câu tục ngữ ở trên đều được gieo vần ngoại trừ câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
– Tác dụng: Gieo vần giúp tạo nhịp điệu cho câu tục ngữ trở nên hài hòa, êm dịu hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Đồng thời nó còn giúp tăng tính nghệ thuật hơn cho câu thơ.
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
– Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
– Ví dụ hai câu tục ngữ có hình thức lục bát
Ví dụ 1:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Ví dụ 2:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Câu 4: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Tính cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện qua: số tiếng bằng nhau, từ loại của từ ở từng vị trí giống nhau, thanh điệu đối chọi nhau (bằng – trắc), hình ảnh tương đồng hoặc tương phản nhau,…
=> Tác dụng: Tính cân đối này không chỉ giúp cho lời nói trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, mà còn tạo ra chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Có thể chia thành 2 chủ đề
- Chủ đề về thiên nhiên: 1 – 5
- Chủ đề về lao động sản xuất: 6 – 8
- Chủ đề về con người và xã hội: 9 -15
Câu 6: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
– Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp: 1, 3, 4, 5, 7, 8
– Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ: 10, 14, 15
Câu 7: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
– Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 không loại trừ nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lý khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
=> Bài học: Bản thân mỗi người cần có sự học hỏi để ngày càng phát triển tuy nhiên chúng ta không nên bó hẹp sự học hỏi của bản thân mình vào ai đó mà hãy học tập tất cả mọi người xung quanh những điều tốt đẹp nhất.
Câu 8: (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Vì đó là kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá; cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Cuộc đối thoại giả định
A: B ơi, tớ đang muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm thêm thu nhập
B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi
A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại.
B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề chớ nề học hỏi, chúc A thành công nha
A: Cảm ơn cậu nhiều!
Với những hướng dẫn soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam trang 12 – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.