Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Qua hai bài thơ ta có thể thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn.
– Thoáng giật mình, sững sờ vì mọi thứ thay đổi, vì không tìm thấy cảnh cũ người xưa.
– Nỗi buồn vì thời gian chảy trôi, vì sự xa cách với quê hương máu mủ dù lòng người yêu quê thì vẫn đinh ninh không đổi.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
+ Mùa xuân, mùa thu: chỉ những giai đoạn khác nhau, chỉ sự chảy trôi, tiếp diễn của thời gian.
+ Hoa, quả: những thành quả đạt được cứ ngày một lớn dần lớn dần.
⇒ Học và trồng cây đều là quá trình cần thời gian, cần sự bền bỉ, kiên trì. Càng bền bỉ, kiên trì bao nhiêu thì theo năm tháng thành quả thu được càng nhiều bấy nhiêu.
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– Hai bài thơ đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
– Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương: sắc sảo, mãnh liệt, mạnh mẽ, đầy cá tính. Sử dụng từ ngữ bình dân, gần với lời ăn tiếng nói, giàu sắc thái biểu đạt.
– Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan: trang trọng, chuẩn mực, cổ điển.
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
– So sánh: Sách chính là cả nhân loại.
+ Sách thu nhỏ, cô đọng cuộc sống của nhân loại trên nhiều phương diện, từ cả không gian đến thời gian.
+ Sách mang lại vô vàn kiến thức cho con người, khiến con người sống đúng nghĩa, ý nghĩa.
Với những hướng dẫn Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.