Soạn bài Lai Tân
Hướng dẫn Soạn bài Lai Tân chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
Bộ máy quan lại ở Lai Tân qua miêu tả ở ba câu đầu:
– Ban trưởng “đánh bạc”: ngang nhiên phạm luật.
– Cảnh trưởng “kiếm ăn quanh”: lén lút moi tiền của tù nhân.
– Huyện trưởng “chong đèn”: bệ rạc, vô trách nhiệm.
=> Những kẻ vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp và tham lam bần tiện, là bộ mặt thối nát của bộ máy Tưởng Giới Thạch.
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
– Nghịch lý: quan chức nhũng nhiễu (3 câu đầu) >< “Lai Tân vẫn thái bình” (câu cuối) => ẩn sau đó là cái cười mỉa mai, sự đả kích sâu cay đối với bọn quan lại.
– Bóc mẽ “kiểu thái bình” kỳ quái ở Lai Tân, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền.
Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):
– Kết cấu: thông thường một bài tứ tuyệt Đường luật có kết cấu chia làm hai phần (2 câu đầu, 2 câu sau) hoặc bốn phần (đề, thực, luận, kết).
– Nghệ thuật: bút pháp châm biếm nhẹ nhàng, ngôn ngữ cô đọng hàm súc, bút pháp chấm phá gây bất ngờ.
– Chất “thép” của bài thơ nằm ở sức chiến đấu, lời thơ nhẹ nhàng mà sức chiến đấu quyết liệt.
Với những hướng dẫn Soạn bài Lai Tân chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.