Soạn bài Hương Sơn phong cảnh

Hướng dẫn Soạn bài Hương Sơn phong cảnh – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời: Vịnh Hạ Long là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam. Vịnh nằm ở phía đông bắc của đất nước, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.

ĐỌC VĂN BẢN

  1. Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Từ ngữ diễn tả: “Ao ước bấy lâu nay”.

=> Thể hiện cảm xúc chờ đợi, mong muốn được đặt chân tới nơi này từ rất lâu giờ đã thành hiện thực.

  1. Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Qua đoạn thơ tôi cảm thấy vẽ đẹp Hương Sơn như một chốn linh thiêng, ảo mộng, thanh sạch. Một chốn giúp con người ta cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

  1. Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

– Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

– Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

– Cách kết thúc bài thơ thể hiện sự yêu mến khung cảnh nơi đây, người và cảnh như đã hòa vào làm một

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: là một trong những bài thơ hay nhất viết về cảnh quan của núi Hương ở Hà Nội. Bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi Hương, đồng thời cũng thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 1: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (4 câu thơ đầu)

=> Nội dung: Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.

– Phần 2 (14 câu thơ tiếp)

=> Nội dung: Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

– Phần 3 (còn lại)

=> Nội dung: Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.

Câu 2: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: “vẻ đẹp thoát tục”, “vẻ đẹp diễm lệ”, “vẻ đẹp diệu kỳ”, “vẻ đẹp vĩnh hằng”

Câu 3: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Chủ thể trữ tình trong Hương Sơn phong cảnh có hai dạng:

  • Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn
  • Chủ thể nhập vai qua cụm “khách tang hải”

=> Hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.

Câu 4: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Vị trí Cảm xúc của chủ thể trữ tình
Khổ 1: Câu 1- 4 Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” 
Khổ 2: Câu 5-16 Chủ thể chữ tình chuyển sang quan sát cụ thể từng chi tiết, cảnh quan phong cảnh thiên nhiên, say mê với vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người
Khổ 3: Câu 17 – hết Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình trước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự phóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”

Câu 5: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Ngợi ca thiên nhiên đất nước tươi đẹp, qua đó, gửi gắm tình yêu đối với giang sơn hữu tình được tạo hóa ban tặng. Tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

  • Điệp từ ”non non, nước nước, mây mây” 

=> Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hòa, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.

  • Nghệ thuật nhân hóa ”Chim cùng trái, cá nghe kinh.” 

=> Sự vật cũng có linh hồn, sống động hòa hợp như con người

  • So sánh “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”: 

=> Thể hiện cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo

  • Ẩn dụ: “Chập chờn mấy lối uốn thang mây”: 

=> Ảnh tượng diễm lệ, mộng mịCâu 6: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Câu 7: (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Bài mẫu tham khảo

Một trong những cảnh đẹp trên đất nước ta mà tôi yêu thích nhất là Biển Hạ Long. Tôi đã có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển Hạ Long qua sách báo và các chương trình truyền hình. Tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng trước vẻ đẹp của hàng nghìn hòn đảo đá vôi nhấp nhô trên mặt nước xanh biếc. Những hòn đảo ấy có hình thù rất đa dạng, từ những hòn đảo lớn, hùng vĩ như hòn Cái Bầu, hòn Đầu Gỗ,… đến những hòn đảo nhỏ bé, xinh xắn như hòn Gà Chọi, hòn Đỉnh Hương,… Đặc biệt, tôi rất thích thú khi được ngắm nhìn những hang động kỳ ảo dưới lòng biển. Những hang động ấy có nhiều hình thù khác nhau, mỗi hang động đều mang một vẻ đẹp riêng, khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Tôi ước gì có thể một lần được đến thăm biển Hạ Long để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi đây. Tôi tin rằng, biển Hạ Long sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.

Với những hướng dẫn Soạn bài Hương Sơn phong cảnh – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.