Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Hướng dẫn Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.
- Các khâu xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói, bạn tiến hành như đã thực hiện ở Bài 1. Bài 6.
- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với buộc tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại:
– Tên tác phẩm, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản.
– Một số ý về nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
– Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và tác dụng của chúng.
– Nhận xét, đánh giá của bạn về tác phẩm.
- Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, bạn có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dần ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:
– Thông tin về tác phẩm, tác giả, bối cảnh,…
– Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gắn với các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuẫn.
– Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn,… (truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện kí, hồi kí, du kí,…), mâu thuẫn, xung đột, hành động, lời thoại (kịch),… kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.
– Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.
- Bước luyện tập: thực hiện như ở các bài trước
Bước 2: Trình bày bài nói
Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.
- Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).
- Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt,…
Bước 3: Trao đổi và đánh giá
- Trao đổi: Tiến hành như đã thực hiện ở các bài trước.
- Đánh giá: Cần tự đánh giá kĩ năng nói và nghe của bạn trong cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe.
Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào mừng bạn đến với bài viết về văn bản “Lời má năm xưa”. Văn bản này thực sự là một tác phẩm văn hay và đầy ý nghĩa, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Câu chuyện về cậu bé và chú chim thằng chài mang lại cho độc giả không chỉ những khoảnh khắc ấu thơ ngọt ngào mà còn là bài học quan trọng về lòng vị tha và yêu thương động vật. Sự giáo dục của người lớn, đặc biệt là người mẹ, trong việc truyền đạt giá trị nhân văn là điểm độc đáo và quan trọng của văn bản này. Mỗi chi tiết trong câu chuyện đều làm nổi bật tầm quan trọng của việc giáo dục và hướng dẫn tình cảm của người lớn trong việc hình thành tính cách và nhận thức của trẻ.
Ngoài ra, văn bản cũng thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong cách tác giả diễn đạt tâm trạng của nhân vật chính, tạo nên một bức tranh hình tượng và đầy cảm xúc. Việc kết hợp giữa nghệ thuật và nội dung giúp làm cho câu chuyện trở nên sống động và gần gũi với người đọc.
Tóm lại, văn bản “Lời má năm xưa” không chỉ là một câu chuyện, mà là một tác phẩm nghệ thuật với sức lôi cuốn đặc biệt, làm cho người đọc không chỉ suy nghĩ về mối quan hệ con người với thiên nhiên mà còn cảm nhận sự ấm áp và nhân văn mà nó mang lại.
Với những hướng dẫn Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.