Soạn bài Gặp cơm lá nếp – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1

Hướng dẫn soạn bài Gặp cơm lá nếp – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tâp 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ:  Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).

Câu 2: (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

Xôi là món ăn dân dã quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam đặc biệt trong những mâm cỗ. Hương vị của xôi thơm dẻo, ngọt bùi, khiến người ta ăn một lần là nhớ mãi. Đây không chỉ là một món ăn, mà còn là niềm tự hào về văn hóa ẩm thực truyền thống.

ĐỌC VĂN BẢN

Gợi ý trả lời câu hỏi: 

  1. Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

– Số tiếng: 5 tiếng.

– Gieo vần: vần liền (bếp – nếp).

– Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4 hoặc 3/2 

  1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Hình ảnh của người mẹ hiện ra với vẻ hiền lành, đảm đang, thể hiện tình thương bằng cách nhặt lá về để đun bếp và thổi nồi xôi thơm ngon cho con ăn.

  1. Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương đất nước đó tình cảm của sự nhớ thương da diết.

SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1: (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tiêu chí so sánh Đồng dao mùa xuân Gặp lá cơm nếp
Số tiếng 4 5
Gieo vần Vần cách Vần liền
Nhịp thơ 1/3, 2/2 1/4, 2/3, 3/2
Chia khổ Mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng Mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ

Câu 2: (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

– Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.

– Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.

Câu 3: (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)

– Khổ 3: người con đã trao đi những tình cảm nhớ thương và lòng kính yêu sâu sắc cho mẹ và đất nước.

– Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh.

Câu 4: (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là những con người yêu quê hương, đất nước. Một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ.

Câu 5: (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Thể thơ 5 chữ mỗi dòng và cách nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt kết hợp với cách gieo vân chân đã phần nào dễ dàng giúp truyền đạt  suy tư của tác phẩm đến độc giả. Bên cạnh đó nó còn góp phần thể hiện tình yêu quê hương đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của con người đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Trình bày: Trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”, tình cảm của người con đối với mẹ được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc qua những hình ảnh giản dị, gần gũi mà vô cùng xúc động. Trong bài thơ, người con đã xa nhà nhiều năm, nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ và quê hương. Hình ảnh lá cơm nếp đã gợi nhắc cho người con về những món ăn quen thuộc của mẹ, về những ngày tháng tuổi thơ bên mẹ. Tình cảm này không chỉ dừng lại ở những hình ảnh hằng ngày mà còn là tình yêu vững chắc, mãnh liệt, là nguồn động viên và ý chí mạnh mẽ trong cuộc sống. Bài thơ Gặp lá cơm nếp là tiếng lòng của biết bao người con xa quê. Nó thể hiện tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của con người đối với mẹ.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Gặp cơm lá nếp – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.