Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2

Hướng dẫn soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Câu chuyện mà em được đọc và đã để lại cho em bài học sâu sắc là câu chuyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện kể về tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh. Câu chuyện đã để lại cho em bài học sâu sắc về tình cha con thiêng liêng, bất diệt. 

Câu 2: (trang 6 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nhân vật “anh ta” tự nhận thức về bản thân mình có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ biết đến những gì xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp của mình, không biết nhìn xa trông rộng, không biết học hỏi những điều mới mẻ.

ĐỌC VĂN BẢN

Nội dung chính:

  • Nội dung chính của bài “Đẽo cày giữa đường” là phê phán những người thiếu kiên định, hay thay đổi ý kiến, không có lập trường vững vàng.
  • Nội dung chính của bài “Ếch ngồi đáy giếng” là phê phán những người có tầm nhìn hạn hẹp, chỉ biết đến những gì xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp của mình, không biết nhìn xa trông rộng, không biết học hỏi những điều mới mẻ.
  • Nội dung chính của bài thơ ngụ ngôn “Con mối và con kiến” là phê phán những người có lối sống lười biếng, chỉ biết hưởng thụ, không biết lao động.
  1. Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ. 

– 300 quan tiền

  1. Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường. 

– Anh ta làm theo lời khuyên của mọi người qua đường mà không có chính kiến của bản thân.

  1. Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

– Vì những chiếc cày của anh ta không phù hợp với việc cày ruộng.

SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi: 

Câu 1: (trang 7 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì anh ta đều làm theo lời khuyên của người đi đường mà không hề suy nghĩ tới hậu quả

Câu 2: (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Nếu là người thợ mộc em sẽ cảm ơn những lời góp ý từ những người qua đường và sẽ xem xét,đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp. 

Câu 3: (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những điều làm cho con ếch trong chuyện cảm thấy sung sướng: 

– vì có cuộc sống tự do tự tại.

– Thấy những con vật khác không bằng mình.

– Tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

– Sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 4: (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

– Ếch sống ở đáy giếng, một môi trường nhỏ hẹp, tối tăm và hạn chế tầm nhìn. Ếch chỉ có thể nhìn thấy bầu trời qua cái vung, và nó nghĩ rằng bầu trời chỉ rộng bằng cái vung.

=> Vì vậy Ếch có tầm nhìn hạn hẹp, nông cạn. Nó chỉ biết đến những gì xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp của giếng. 

– Rùa sống ở biển Đông, một môi trường rộng lớn, bao la. Rùa có thể nhìn thấy bầu trời rộng lớn, và nó biết rằng thế giới còn rộng lớn hơn nhiều.

=> Vì vậy Rùa có tầm nhìn rộng lớn, sâu sắc. Nó không tự phụ, kiêu căng, mà luôn khiêm tốn học hỏi, mở rộng tầm nhìn.

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Ngạc nhiên: Ếch ra khỏi giếng, nhìn thấy thế giới rộng lớn, bao la, khác xa với những gì nó đã tưởng tượng. 

Thu mình lại: Ếch thấy mình nhỏ bé, tầm nhìn hạn hẹp so với thế giới rộng lớn bên ngoài.

Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết

Câu 6: (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Quan điểm của con mối: Lười biếng, chỉ biết hưởng thụ và Không biết lo xa, chỉ nghĩ đến bản thân.

Quan điểm của con kiến: Chăm chỉ lao động, biết lo xa và biết nghĩ đến cộng đồng

Câu 7: (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến vì kiến chăm chỉ, cần cù, có tầm nhìn rộng lớn, biết lo xa. 

Câu 8: (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Ba câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”, “Ếch ngồi đáy giếng”, “Con mối và con kiến” có những điểm giống nhau như sau: 

– Đều phê phán những thói hư tật xấu của con người

– Đều để lại những bài học đạo lý sâu sắc cho con người

– Các loài vật trong các câu chuyện đều được nhân hóa, mang những suy nghĩ, tình cảm của con người. Điều này giúp cho các câu chuyện trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu hơn

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Bài mẫu tham khảo

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Chỉ vì những lời khuyên của người qua đường mà cuối cùng anh ta không bán được chiếc cày nào. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.