Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Hướng dẫn Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

– Hai Bà Trưng là vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán vào năm 40. Cuộc khởi nghĩa của bà đã giành được thắng lợi, lập ra nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam.

– Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

ĐỌC VĂN BẢN

  1. Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay với kịch?

– Ở đoạn 1, lời văn ở đoạn này gần với kịch.

– Bởi cấu trúc đoạn văn chủ yếu là lời đối thoại giữa hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây.

  1. Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

– Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:

  • “Chạy vun vút qua phía đông, tây”
  • “Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc”
  • “Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

=> Những hình ảnh được sử dụng biện pháp phóng đại nhằm nhấn mạnh sức mạnh phi thường, mạnh mẽ của Đăm Săn

  1. Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem…” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?

– Cụm từ này như làm cho độc giả và tác giả trở nên gần gũi hơn. Cảm giác như tác giả hay nhân vật đang nói với người đọc vậy. Một cách xưng hô chân chất, mộc mạc, giản dị

  1. Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?

– Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn được miêu tả qua lời của người dân nào đó trong làng.

– Điều đó đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng của bà con đối với người anh hùng Đăm Săn.

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: là một trong những truyện anh hùng ca nổi tiếng của người Êđê. Truyện kể về cuộc chiến giữa hai tù trưởng là Đăm Săn và Mtao Mxây để giành lại vợ từ của Đăm Săn.

Câu 1: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Các sự kiện chính trong văn bản bao gồm:

Sự kiện 1: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Biết tin, Đăm Săn cùng dân làng kéo đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ mình.

Sự kiện 2: Đăm Săn thách đấu Mtao Mxây. 

Sự kiện 3: Cuộc đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra. Cuộc đối đầu không sức. (Đăm săn chiếm ưu thế)

Sự kiện 4: Đăm Săn đớp được miếng trầu và sức mạnh càng nhân lên.

Sự kiện 5: Đăm Săn được sự giúp đỡ của thần linh “ông Trời báo mộng dùng cái chày mòn ném vào tai địch”

Sự kiện 6: Đăm Săn nghe lời làm theo, kết quả Mtao Mxây thất bại.

Sự kiện 7: Sau khi giành được chiến thắng, Đăm Săn thu về bao nhiêu của cải, cùng bản làng mở tiệc ăn mừng suốt mùa khô.

Câu 2: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải đó là: Đăm Săn không tài nào đâm thủng được Mtao Mxay. Đăm Săn đã thấm mệt.

– Chàng chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của đấng thần linh (ông Trời). Ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.

Câu 3: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

 

Vấn đề so sánh Đăm Săn Mtao Mxây
Ngôn ngữ Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh – Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn.

– Lúc sau, sợ sệt, cầu xin

Cuộc giao chiến Đăm Săn thể hiện khí khái của một người hùng Mtao Mxây lại bộc lộ sự yếu kém, hèn nhát, tự cao tự đại
Ngoại hình Đôi mắt linh lợi như chim ghếch ăn hoa tre, sức ngang voi đực, hơi thở ầm ầm tựa như sấm dậy – Dữ tợn như một vị thần, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo
Nhận xét Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng. Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại.

 

=> Từ bảng so sánh trên, ta đã hiểu rất rõ lý do Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn.

Câu 4: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Một số lời thoại tiêu biểu thể hiện tính cách của Đăm Săn như:

  • ” Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”: 

=> Câu nói toát lên khí chất mạnh mẽ, gan dạ, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

  • “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là”

=> Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

 

  • “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” 

=> Thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

Câu 5: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

a.

– Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.

– Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phẩm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên

b.

– Cụm từ “bà con xem…” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản.

  • Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.
  • Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.
  • Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.
  • Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

Câu 6: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Cảnh tiệc tùng:

  • Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà.
  • Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô.

– Hình ảnh Đăm Săn:

  • Nằm trên võng, tóc thả trên sàn.
  • Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó.
  • Danh tiếng vang lừng.

=> Từ đó cho thấy không khí hội hè của người Ê-đê diễn ra trong thời gian khá dài cùng những phong tục độc đáo. Tất cả mọi người dân trong bản tập trung về một nơi, họ ăn mừng chiến thắng cùng nhau, góp công, góp sức, góp của, họ thể hiện sự biết ơn với người tù trưởng của mình.

Câu 7: (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Theo em, văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hội tụ đầy đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ, bởi vì:

– Yếu tố truyện: Văn bản kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây cùng những kỳ tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được.

– Yếu tố thơ: trong bài có những câu văn khá ngắn, chất chứa vần và nhịp điệu trong đó (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”).

– Yếu tố kịch: văn bản chủ yếu là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính là Đăm Săn và Mtao Mxây; các lời thoại cũng được phân chia rõ ràng theo tên nhân vật.

Với những hướng dẫn Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.