Soạn bài Con hổ có nghĩa – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2

Hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

ĐỌC VĂN BẢN

Nội dung chính: là đề cao đạo lí ân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện kể về hai câu chuyện, trong đó bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái và bác tiều phu giúp hổ lấy xương hóc. Cả hai con hổ đều biết ơn và đền đáp lại lòng tốt của con người.

SAU KHI ĐỌC

Gợi ý trả lời câu hỏi: 

Câu 1: (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

– Bà Trần giúp hổ cái đỡ đẻ.

– Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy cái xương bò hóc trong họng 

Câu 2: (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Để tri ân người giúp đỡ minh, hổ đã: 

 – Với bà Trần: hổ đực đào lên một cục bạc trả ơn bà đỡ, giúp bà vượt qua mùa đói kém và giúp dẫn đường cho bà ra khỏi rừng

– Với bác tiều phu: mang con mồi săn được tới đặt trước nhà bác tiều; khi bác tiều mất, hổ tới thăm, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều nó lại đưa hươu hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác.

Câu 3: (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Ở câu chuyện thứ nhất: Tiếng gầm của hổ đực là tiếng gầm của sự biết ơn, cảm kích. Hổ đực biết ơn bà đỡ Trần đã giúp đỡ hổ cái sinh con.

– Ở câu chuyện thứ hai: Tiếng gầm của hổ là tiếng gầm của sự đau xót, tiếc thương. Hổ biết ơn bác tiều phu đã cứu mạng mình, nhưng bác tiều phu lại đã khuất. 

Câu 4: (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thông điệp: Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa, tác phẩm “Con hổ có nghĩa” đã gửi gắm bài học đạo lý sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính quý báu của con người, nó thể hiện sự chân thành, thiện lương của con người. Lòng biết ơn cũng là cầu nối gắn kết tình cảm giữa con người với con người, tạo nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Câu 5: (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Việc ghép 2 câu chuyện vào thành 1 văn bản trong “Con hổ có nghĩa” có ý nghĩa sau:

  • Nhấn mạnh ý nghĩa của đạo lí ân nghĩa thủy chung: Hai câu chuyện đều thể hiện lòng biết ơn của con hổ đối với con người. 
  • Tạo nên sự thuyết phục, khách quan hơn: Việc ghép 2 câu chuyện vào thành 1 văn bản giúp cho nội dung của tác phẩm được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của tác phẩm sẽ bị giảm sút. Cả hai câu chuyện đều góp phần thể hiện ý nghĩa của đạo lí ân nghĩa thủy chung một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn.

Câu 6: (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chi tiết ấn tượng nhất trong chuyện “Con hổ có nghĩa” đối với em là chi tiết hổ đực gầm lên khi đến viếng bác tiều phu sau khi bác mất. Tiếng gầm của hổ không phải là tiếng gầm hung dữ, mà là tiếng gầm của sự đau xót, tiếc thương. Chi tiết này đã giúp thể hiện rõ nét lòng biết ơn của hổ đối với bác tiều phu. Hổ không chỉ biết ơn bác khi bác còn sống, mà còn biết ơn bác ngay cả khi bác đã mất. Điều này cho thấy rằng, lòng biết ơn của hổ là một lòng biết ơn chân thành, sâu sắc.

 

Với những hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa – Kết nối tri thức – Ngữ văn lớp 7 tập 2 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.