Soạn bài Chiều xuân

Hướng dẫn Soạn bài Chiều xuân chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: “mưa đổ bụi êm êm”, “đàn sáo… vu vơ”, “cánh bướm rập rờn”, “trâu bò thong thả”.

+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: “quán đứng im lìm”, “đồng lúa ướt lặng”, “trâu bò thong thả cúi ăn mưa”,…

+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống.

=> Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.

+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (“đò biếng lười”, “quán tranh đứng im lìm…”), cách diễn đạt độc đáo (“cúi ăn mưa”, “cỏ non tràn biếc cỏ”)…

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò vụt bay ra.

– Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:

+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.

+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

– Đặc điểm: hầu hết các từ láy trên đều mang vần bằng và đều diễn tả đặc điểm giảm nhẹ của tính chất và hoạt động (trừ từ láy tơi bời).

– Tác dụng:

+ Diễn tả tinh tế và chính xác trạng thái của các đối tượng được miêu tả (“mưa”, “quán tranh”, “hoa xoan”, “đàn sáo”, “cánh bướm”, “trâu bò”), đó là trạng thái nhẹ nhàng, đều đều, yên ắng rất hài hòa, êm dịu.

+ Đem lại hiệu quả gợi hình, gợi cảm, gợi không khí bâng khuâng và nhịp điệu khoan thai, êm ả của cuộc sống yên bình nơi làng quê Bắc Bộ.

Với những hướng dẫn Soạn bài Chiều xuân chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.