Soạn bài Cha con nghĩa nặng
Hướng dẫn Soạn bài Cha con nghĩa nặng chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ trốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.
Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Tình nghĩa cha con trong đoạn trích:
– Tình cha đối với con: sâu nặng, cao cả, giàu đức hi sinh.
– Tình con đối với cha: sâu nặng, hiếu thảo.
Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Tình huống giàu kịch tính trong đoạn trích:
– 10 năm xa cách >< cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Trần Văn Sửu với con.
– Tình yêu thương con sâu nặng, khao khát được nhìn thấy và ở gần con >< nỗi lo sợ sự hiện diện của mình phá vỡ hạnh phúc của con.
=> Tình huống éo le, cảm động và căng thẳng.
Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Nhân vật người con Trần Văn Tí có tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh:
+ Tí đã đưa lối thoát cho tình huống.
+ Tí đã giúp cha vượt qua khó khăn về tâm lý
– Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con
Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Nghệ thuật đặc sắc trong truyện:
– Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
– Ngôn ngữ Nam Bộ sinh động, tính cách Nam Bộ đậm nét.
– Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính, hấp dẫn.
→ Tác giả Hồ Biểu Chánh để lại ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện cảm động, lời thoại nhân vật có chiều sâu của cảm xúc, có diễn biến tâm lý nhân vật.
Với những hướng dẫn Soạn bài Cha con nghĩa nặng chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.