Soạn bài Bánh Chưng Bánh Giầy

Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy – Sách Chân Trời Sáng Tạo – Ngữ văn 6 (Tập 1) chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

Trả lời câu hỏi trang 30 – 31 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua  câu truyện Bánh chưng, bánh giầy

 

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện 
  1. Thường xoay quanh câu công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Lang Liêu tim ra được hai thứ bánh đặc biệt, mang ý nghĩa sâu sắc.
  1. Thường sử dụng các yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng và sức mạnh của nhân vật 
Lang Liêu được thần báo mộng và làm theo lời thân mách bảo.
  1. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ Ngày nay”
Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh chưng bánh giầy để dâng cúng trời đất và tổ tiên.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

 

Đặc điểm Chi tiết tiêu biểu
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lich, phẩm chất Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chị, hiếu thảo
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi.

Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngồi.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ Từ đỏ, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chung, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên –

Với những hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy – Sách Chân Trời Sáng Tạo – Ngữ văn 6 (Tập 1) chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.