Mở bài Nói với con
Để có được một bài văn Nói với con hay và ghi điểm cao thì việc viết mở bài tốt, giới thiệu đúng trọng tâm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một mở bài hay sẽ giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về tác phẩm và tạo ấn tượng cho người chấm bài. Dưới đây là những mẫu mở bài Nói với con chọn lọc hay nhất cho các bạn tham khảo.
Mở bài gián tiếp Nói với con
Mẫu 1
Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử, luôn là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, tạo nên những tác phẩm chứa đựng tình cảm sâu sắc và ý nghĩa nhân văn. Trong thế giới thơ, nếu nhiều tác phẩm nói về tình mẫu tử, thì bài thơ “Nói với con” của Y Phương là một hiếm hoi đề cập đến tình cảm đặc biệt giữa cha và con. Với giọng điệu thổ cẩm ngọt ngào, bài thơ không chỉ là bản hòa âm của tình cha con, mà còn là một tấm gương sáng của tình yêu thương và tâm huyết của cha mẹ dành cho con. Qua từng dòng thơ, người cha trong bài thơ truyền đạt sự quan tâm, sự đùm bọc của quê hương đối với con cái. Tình cha con không chỉ là hồn nhiên, mà còn chứa đựng nét truyền thống, nghĩa tình mạnh mẽ của những người dân tộc miền núi.
Mẫu 2
Viết về tình cảm gia đình, niềm tự hào đối với quê hương và sự ước vọng của mẹ cha dành cho con cái, muốn con khôn lớn trưởng thành là một trong những chủ đề được trở đi trở lại nhiều lần trong suốt chiều dài nền văn học. Ta có thể bắt gặp hình ảnh người mẹ Tà ôi địu con lên rẫy hát ru con thấm đượm nghĩa tình cách mạng trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm hay đó là hình ảnh người mẹ đưa nôi hát ru con với lời ru ngọt ngào, tha thiết trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên… Mỗi nhà thơ, bằng sự trải nghiệm và tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim, hòa cùng những rung cảm mãnh liệt của nghệ thuật đã diễn tả thật hay, thật độc đáo, mới mẻ về những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy. Y Phương – một nhà thơ dân tộc Tày, với một phong cách thơ hồn nhiên, trong sáng, chân thật, giàu hình ảnh cũng đã góp mình vào chủ đề đó qua bài thơ “Nói với con” (1980). Bài thơ là lời tâm tình sẻ chia của người cha dành cho con với niềm hi vọng người con sẽ tiếp nối, phát huy được những phẩm chất truyền thống cao đẹp, quý báu của “người đồng mình”, làm cho quê hương, dân tộc mình ngày một vững mạnh hơn.
Mẫu 3
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều những tác phẩm viết về tình yêu thương gia đình. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất là bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Bài thơ được viết bằng tiếng Tày, thể hiện tình cảm cha con sâu nặng, gắn bó, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt của dân tộc Tày.Thơ Y Phương nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chung có những đặc điểm riêng rất dễ nhận ra. Đó là cách nói, cách nghĩ bằng hình ảnh, mộc mạc, cụ thể, giàu sức khái quát và cũng giàu chất thơ về gia đình, về quê hương, đất nước. Tuy vậy, ở mỗi nhà thơ hình thành một phong cách riêng, chẳng hạn như ở Y Phương là chất suy tư giàu trải nghiệm về lẽ sống, về đạo lý làm người, về sự gắn bó với quê hương, đất nước. Đó là chất giọng lắng sâu tủy là thủ thỉ tâm tình mà đầy nội lực.
Mẫu 4
Trong thơ ca, nhưng tình cha con cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp không kém. Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều những tác phẩm viết về tình cảm cha con, trong đó bài thơ “Nói với con” của Y Phương là một tác phẩm tiêu biểu.Bài thơ được viết bằng tiếng Tày, thể hiện tình cảm cha con sâu nặng, gắn bó, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt của dân tộc Tày.
Mẫu 5
Tình cha con, mặc dù ít được nhắc đến nhiều như tình mẫu tử trong thơ ca, nhưng không kém phần quan trọng và thiêng liêng. Trong văn hóa thơ ca Việt Nam, nhiều tác phẩm đã tập trung miêu tả và ca ngợi tình cảm ấm áp giữa cha và con, và bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương là một minh chứng xuất sắc cho đề tài này. Bằng ngôn ngữ Tày tinh tế, bài thơ chạm đến đáy lòng người đọc với hình ảnh tình cảm sâu sắc giữa cha và con. Những dòng thơ nồng nàn của Y Phương không chỉ thể hiện sự gắn bó mà còn chứa đựng những lời dặn dò, những lời tâm sự chân thành về cuộc sống, những trăn trở về tương lai của con cái.
Mở bài Nói với con khổ 2
Mẫu 1
Tình cảm gia đình, từ thời xa xưa đến nay, vẫn là nguồn cảm hứng vô tận, biểu tượng cho sự thiêng liêng và cao quý trong cuộc sống. Nếu như Chế Lan Viên đã sử dụng những khúc hát ru tình cảm để mô tả tình mẫu tử trong bài thơ “Con cò”, thì Y Phương – nhà thơ dân tộc miền núi, đã truyền đạt một cách sâu sắc tình cảm cha con qua bài thơ “Nói với con”. Bằng lời thơ chân thành và sâu lắng, Y Phương tạo nên bức tranh hình ảnh về tình cảm gia đình, tình cảm cha con, và đặc biệt, tình cảm đối với quê hương và bản làng. Đoạn thơ thứ hai đặc biệt nổi bật, là không gian chứa đựng những ấm áp của bản làng, nơi những giá trị truyền thống và tình yêu thương gia đình được gìn giữ và kế thừa.
Mẫu 2
“Nói với con” là bài thơ tiêu biểu nhất của Y Phương. Qua khổ thơ 2, mượn lời nhắc nhở con về cội nguồn sinh thành, người cha khéo léo ca ngợi những vẻ đẹp trong phẩm chất cao quý của “người đồng mình”, ngợi ca bản sắc văn hóa của quê hương xứ sở. Những phẩm chất ấy không có gì lớn lao nhưng hết sức đáng tự hào và gìn giữ, là hành trang mà con cần phải mang theo khi bước vào cuộc đời lớn.
Mẫu 3
Đọc bài thơ “Nói với con” của Y Phương, lòng người không khỏi tràn ngập những cảm xúc sâu sắc về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương. Trên bức tranh nền của những cánh đồng, những ngọn núi hiên ngang của vùng núi Tây Bắc, nhà thơ đã vẽ nên hình ảnh tuyệt vời về cuộc sống và phẩm chất của “người đồng mình”. Nhìn vào đoạn thơ thứ hai, ta dường như đắm chìm trong hình ảnh của những con người chất phác, cần cù, nhẫn nại, gắn kết với quê hương như một phần không thể tách rời. Nơi đây, những cánh rừng rậm bóng và những cánh đồng mênh mông là nơi chứa đựng những giá trị truyền thống, là nơi gắn bó với cội rễ sinh thành. Điều này làm cho người đọc trở nên trân trọng và mến yêu hơn về giá trị văn hóa, đạo đức, và tình yêu thương đọng lại trong từng chi tiết nhỏ của bức tranh thơ.
Mẫu 4
Y Phương quê ở Cao Bằng, người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Tác phẩm được viết năm 1980, in trong tập Thơ Nam 1945, là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng và với chính bản thân. Đặc biệt đoạn 2 của bài thơ: “Người đồng mình thương lắm con ơi… Nghe con” không chỉ là lời dặn dò đơn giản mà còn là tất cả tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương.
Mẫu 5
Khổ thơ thứ hai của bài thơ “Nói với con” của Y Phương là một cánh cửa mở ra với vô số cảm xúc và tầm nhìn sâu sắc về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương. Trong không gian nhỏ bé của những câu chữ, người đọc được dẫn dắt vào một thế giới tinh tế, nơi những giá trị văn hóa, truyền thống, và tình người tỏa sáng rực rỡ. Hãy cùng ta khám phá và lắng nghe những giai điệu thiêng liêng của tình cha con, hòa mình trong dòng ngôn ngữ ấm áp và thiết tha của nhà thơ dân tộc.
Liên hệ mở rộng Nói với con
Mẫu 1
Liên hệ với chùm ca dao dân ca về tình cảm gia đình để thấy được nét tương đồng và mới mẻ trong cách khai thác đề tài quen thuộc. Sự tương đồng nằm ở tình cảm sâu sắc, bền chặt, thiêng liêng của tình phụ tử, mẫu tử. Ở sự lo lắng hết mực của những bậc làm cha, làm mẹ dành cho con cái
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Tình cảm của người cha dành cho con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương có sự tương đồng với tư duy của những bậc làm cha làm mẹ trong ca dao nói chung. Đó là niềm mong mỏi con có cuộc sống đủ đầy, ấm no. Đó là khao khát con trưởng thành, học tập nên người, có thể cống hiến cho tổ quốc và nhân dân, làm giàu đẹp bản sắc quê hương, vùng miền.
Mẫu 2
Khi phân tích lời cha dặn dò trong bài thơ “Nói với con” trong đoạn thơ:
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
……………………………
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Có thể liên hệ với bài thơ “Lời cha dặn con”: “Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ/Gói hành trang chỉ vỏn vẹn “nhớ nguồn”. Đó là khát vọng con được bay cao, bay xa trên con đường trưởng thành, chinh phục ước mơ của mình. Nhưng con luôn luôn phải nhớ dù có đi đâu, đến bất kỳ chân trời mới nào thì con cũng không bao giờ được quên đi cội nguồn của mình. Nhất là không bao giờ được quên đi quê hương nơi chôn rau cắt rốn, quên đi người đồng mình đã kề vai sát cánh những lúc gian khổ, khó khăn.
Mẫu 3
Phân tích vẻ đẹp của người đồng mình trong khổ thơ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
……………………………
Còn quê hương thì làm phong tục
Có thể liên hệ với bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên trong những khổ thơ
“Con nhớ anh con, người anh du kích
……………………………………
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
………………………………………
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Để thấy được vẻ đẹp của những người miền núi trong chiến tranh cũng như trong hoà bình. Đó là vẻ đẹp của chân chất, hồn hậu, ấm áp, ân tình với đồng bào miền xuôi với cán bộ và cách mạng. Đó là vẻ đẹp của sự rắn rỏi, khỏe mạnh để đương đầu với sóng gió nơi núi rừng. Đó là vẻ đẹp của con người miền núi tự làm nên phong tục, truyền thống của quê hương và gìn giữ qua bao thế hệ.
Mẫu 4
Y Phương là một tác giả người dân tộc thiểu số. Vì vậy những sáng tác của ông mang đậm những nét bản sắc văn hoá của người vùng cao. Đó là nét tư duy hồn hậu, chất phác pha chút hoang sơ của người miền núi. Những phong cảnh núi rừng hùng vĩ, những tâm tư tình cảm nồng hậu, chân thành của con người nơi đây. Bài thơ Nói với con được ông sáng tác riêng để tặng cho con gái của mình. Trong đó chúng ta thấy được hình ảnh của một người cha yêu thương con hết mực, mong muốn con khôn lớn, trưởng thành và luôn tự hào về phong tục truyền thống của quê hương.
Thông qua lời dặn con trong bài thơ người cha ca ngợi vẻ đẹp của người đồng mình, cũng là của quê hương mình. Cũng từ đó bộc lộ niềm tự hào về truyền thống đáng quý của quê hương
Người đồng mình thô sơ da thịt
……………………………
Còn quê hương thì làm phong tục
Trong lời dặn dò của cha “người đồng mình” (người quê hương mình – cách nói người đồng mình là cách nói quen thuộc của người miền núi) tuy thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, kém cỏi. Mà là vẻ đẹp của sự rắn rỏi, chất phác, khoẻ mạnh trong tư thế “tự đục đá kê cao quê hương” để quê hương xây nên phong tục, tập quán. Trong lời của người cha chúng ta thấy rõ được sức mạnh của người miền núi. Tuy sống trong điều kiện khó khăn, bốn bề là đá núi nhưng người miền núi vẫn tự tin xây dựng cuộc sống và làm nên phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương
Trong mạch cảm hứng ca ngợi về vẻ đẹp của người miền núi trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên cũng có những vần thơ như thế:
“Con nhớ anh con, người anh du kích
……………………………………
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
………………………………………
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Trong ký ức của nhà thơ, một cán bộ cách mạng chính người miền núi hồn hậu, chất phác đã cưu mang mình trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, khó khăn. Đó là thằng em du kích tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ, nhanh như con thoi xuyên rừng để liên lạc cho cán bộ, bảo vệ tin tức cách mạng. Đó là người anh du kích với chiếc áo nâu bạc cùng anh đi qua bao nhiêu chiến dịch. Đó là bà mế tuy không dứt ruột đẻ ra nhà thơ nhưng luôn dành cho anh những tình cảm nhân hậu, ấm áp nhất. Sẵn sàng thức suốt đêm để chăm lo cho anh trong những lúc ốm đau, hoạn nạn.
Vẻ đẹp của người miền núi là vẻ đẹp của sự chân chất, hồn hậu, ấm áp, ân tình với đồng bào miền xuôi và với cán bộ và cách mạng. Cũng là vẻ đẹp của sự rắn rỏi, khỏe mạnh để đương đầu với sóng gió nơi núi rừng, tự làm nên phong tục, truyền thống của quê hương và gìn giữ qua bao thế hệ.
Trong lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ “Con ơi tuy thô sơ da thịt/Lên đường/Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con” chúng ta có thể thấy rõ niềm mong mỏi, khát khao của người cha muốn gửi đến con mình. Cha mong con tuy thô sơ da thịt như người đồng mình nhưng phải giữ vững được sức mạnh của quê hương. Khi lên đường, đối diện với những chông gai và thử thách của cuộc đời con không bao giờ được nhỏ bé, chùn bước. Con hãy mạnh mẽ tiến về phía trước bởi ở phía sau là cha, mẹ và quê hương luôn đồng hành, hỗ trợ.
Ý thơ này chúng ta thấy có điểm giống với bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” của Nguyễn Đăng Tấn “Đường con đi dài rộng rất nhiều… chỉ có con mới nâng nổi chính mình” Người cha trong bài thơ này cũng mong mỏi và kỳ vọng rất nhiều vào con mình. Trên con đường rộng dài phía trước cha mong con phải tự tin, mạnh mẽ, tin tưởng vào sức mạnh của chính bản thân mình. Chỉ khi con tự tin thì mới có thể đương đầu với sóng gió cuộc đời. Như vậy chúng ta có thể thấy điểm tương đồng trong mong muốn của những người cha dành cho con. Đó là mong muốn con được gan dạ, bền chí trước những khó khăn để khẳng định khả năng của mình.
Có thể thấy “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ hay và ý nghĩa của nhà thơ người miền núi. Thông qua bài thơ chúng ta thêm hiểu và trân trọng những tình cảm của người cha dành cho con mình. Cũng là trân trọng vẻ đẹp trong cốt cách của nhà thơ Y Phương.
Trên đây là tổng hợp các mẫu mở bài Nói với con xuất sắc nhất mà chúng tôi đã chọn lọc được, hy vọng những mẫu văn này sẽ giúp cho các bạn có được những bài văn hay. Chúc các bạn có những bài văn thật tốt và đạt được điểm cao tuyệt đối trong các kì thi.