Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Hướng dẫn Soạn bài Thị Mầu lên chùa – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Em đã từng nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính”. Đây là một thành ngữ được dùng để chỉ những người bị oan ức, không được minh oan.

Câu 2: (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

 Dự đoán tính cách hai nhân vật như sau:

  • Thị Mầu: Tính tình lẳng lơ, mắt nói miệng nói, tính cách táo bạo
  • Thầy sư (Thị Kính): Có chừng mực, tôn kính.

ĐỌC VĂN BẢN

  1. Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?

– Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất.

2.Tưởng tượng: Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?

Sự khác biệt của hai nhân vật trong đoạn trích là.

– Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, có chừng mực, không muốn tiếp tục đùa giỡn với Mầu. 

– Còn Mầu thì nhiều lời, nói không có điểm dừng, thể hiện sự phấn khích.

  1. Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?

– Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

  • “Đẹp như sao băng”
  • “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.”

=> Qua những từ ngữ miêu tả thị Mầu cho thấy Thị Mầu rất say mê trước vẻ đẹp của Kính Tâm dẫn đến những lời nói và hành động vượt quá chừng mực.

 

  1. Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu thể hiện quan niệm tình yêu tự do, không ràng buộc bởi hôn nhân, gia đình. Cô ta cho rằng tình yêu là một trò chơi, là một cuộc vui mà con người có thể tự do tham gia.

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm.

Câu 1: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

 

Nhân vật Đối thoại Độc thoại Bàng thoại
Thị Mầu – Đây rồi nhé!

– Tên em ấy à?

– Là Thị Mầu, con gái phú ông…Chưa chồng đấy nhá!.

– Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

– Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

– Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

– Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

– Đẹp thì người ta khen chứ sao!

– Nhà tao còn ối trâu!

Thị Kính

Tiếng đế (người xem)

– A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

– Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

– Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

– Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

– Mười tư, rằm!

– Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

– Mầu ơi mất bò rồi!

– Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

– Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

– Nam mô A di đà Phật!.

– Khấn nguyện thập phương …Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc … Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là…

 

– Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

  • Thị Mầu: Tính tình lẳng lơ, mắt nói miệng nói, tính cách táo bạo
  • Thị Kính: tôn nghiêm đúng mực

Câu 2: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Tươi vui, háo hức Rung động, phấn khởi, say mê trước vẻ đẹp Đắm chìm, kiên quyết.
Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.. Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?  – Đôi ta chỉ quyết định chờ lấy nhau

– Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng.

Câu 3: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về giáo lý, lễ nghi hay gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là đến. “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.

Câu 5: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả.

– Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay

Câu 4: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế: 

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

Câu 6: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

 Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:

Đề tài Văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo địa lí dân gian.
Nhân vật có đào thương và đào lệch (đào lẳng).
Tích truyện (cốt truyện) được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính
Cấu trúc cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.
Lời thoại Có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.

Câu 7: (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Theo quan điểm cá nhân, trong hai nhân vật em thích nhân vật Thị Mầu. Nhân vật này đã dám đứng lên thể hiện quan điểm của mình về tình yêu và hạnh phúc. Dám nói lên tình cảm của mình mặc cho những lễ nghĩa giáo nghi ngăn cấm.

Với những hướng dẫn Soạn bài Thị Mầu lên chùa – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.