Soạn bài Thần Trụ Trời

Hướng dẫn Soạn bài Thần Trụ Trời – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo  chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trong kho tàng truyện thần thoại Việt Nam, có rất nhiều truyện thần thoại nổi tiếng, được nhiều người yêu thích, như:

  • Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Truyện kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành lấy nàng công chúa Mị Nương. Truyện phản ánh ước mơ của người dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không bị thiên tai, lũ lụt đe dọa.

ĐỌC VĂN BẢN

  1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

vị thần Trụ trời là một vị thần tối cao, có sức mạnh phi thường. Ông là người đã tạo ra thế giới, tách trời và đất, mang lại trật tự cho vũ trụ.

  1. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Sau khi có cột chống trời, trời và đất đã được tách biệt hoàn toàn. Trời cao và rộng, đất phẳng và rộng. Trời và đất có ranh giới rõ ràng, tạo nên một thế giới trật tự, ổn định.

  1. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Cách kết thúc này mang tính chất huyền thoại, thể hiện ước mơ, khát vọng của con người về một thế giới tốt đẹp, nơi con người được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

SAU KHI ĐỌC

Nội dung chính: là một truyện thần thoại Việt Nam kể về quá trình hình thành trời đất và thế giới tự nhiên.

Câu 1: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Không gian – Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

– Trời như một tấm màn rộng mênh mông

– Mây xanh mù mịt

– Trời đất phân đôi

– Đất phăng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

– Trời đã cao và khô

– Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

Thời gian – Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

– Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất.

– Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy” → chưa có thời gian cụ thể trong truyện.

Câu 2: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Dấu hiệu nhận biết Thần Trụ trời là chuyện thần thoại là dựa vào khái niệm truyện thần thoại:

  • Nhân vật: Thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường
  • Văn bản sử dụng các yếu tố kỳ ảo, không có thật
  • Giải thích đặc điểm tự nhiên có thật trong cuộc sống.

Câu 3: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Quá trình tạo lập nên trời và đất là:

  • Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm.
  • Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác
  • Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
  • Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời giáp nhau gọi là chân trời.

=> Thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.

Câu 4: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Truyện thần Trụ trời lý giải sự ra đời của mặt đất và bầu trời. Từ đó thể hiện vẻ đẹp văn hóa, truyền thống dân tộc.

Câu 5: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Cuộc sống ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại đã tìm ra những cách lý giải về tự nhiên hợp lý hơn nên cách giải thích này không còn phù hợp nữa.

– Tuy nhiên xét một phần nào đó cách lý giải dân gian này lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam

Câu 6: (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

– Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian:

– Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu.

– Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp. Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, các minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực. Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người.

Với những hướng dẫn Soạn bài Thần Trụ Trời – Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.