SOẠN VĂN BÀI VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI – SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC LỚP 11 TẬP 1

Hướng dẫn soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Sách kết nối tri thức lớp 11 tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Thông qua việc thực hành trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn và bài tập, chúng ta có thể củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm này.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

  1. Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận để tài từ góc độ nào?

– Đề tài: Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.

– Góc độ tiếp cận: Góc độ văn hóa.

  1. Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?

Những luận điểm đã sử dụng:

– Rồng chầu thành bậc ở điện Kính Thiên là một hạng mục trang trí kiến trúc.

– Mĩ thuật Trung Hoa với những bức tranh hay phù điêu rồng cực lớn.

  1. Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?

– Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ các nguồn: 

+ Luận án tiến sĩ: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.

+ Tạp chí văn hóa học: Từ góc nhìn tứ linh khám phá tâm thức văn hóa rồng của người Việt và người Hán.

+ Sách: Hoàng thành Thăng Long.

– Những thông tin này có độ chính xác cao, có tính tin cậy và khách quan.

  1. Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?

– Tài liệu tham khảo chứa những thông tin: Tác giả, năm công bố, tên tác phẩm, tên tạp chí, luận án hoặc tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, số, các số trang.

– Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự: ABC họ tên tác giả của tài liệu.

THỰC HÀNH VIẾT

  1. Chuẩn bị viết
  2. Xây dựng đề cương
  3. Viết

Bài viết tham khảo

Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam

  1. Đặt vấn đề

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. 

  1. Giải quyết vấn đề

Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Lelivre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV,  một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordennone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris.

Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu  (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm  trong tác phẩm Deva Mưnô, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua.

  1. Kết luận

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm.

  1. Chỉnh sửa và hoàn thiện

 

Với những hướng dẫn soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Sách kết nối tri thức lớp 11 tập 1 chi tiết như trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính của tác phẩm này. Chúc các bạn có những bài soạn thật tốt, để thuận tiện trong quá trình tiếp thu bài giảng.